Chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh được hưởng mức phụ cấp phục vụ là bao nhiêu?
Chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh có được hưởng phụ cấp phục vụ không?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 269/2005/QĐ-TTg quy định như sau:
Cán bộ, công chức được bầu cử vào các chức vụ hoặc được bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính tri – xã hội và Chuyên gia cao cấp được hưởng chế độ phụ cấp phục vụ quy định tại Quyết định này gồm:
1. Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Trưởng ban của Đảng ở Trung ương; Chánh Văn phòng Trung ương; Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Tổng biên tập Báo Nhân dân; Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản và các chức danh đã được xếp mức lương tương đương Trưởng ban Đảng ở Trung ương.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các chức danh đã được xếp mức lương tương đương Bộ trưởng.
Bí thư Tỉnh uỷ, Thành uỷ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại I; Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Thượng tướng; Đô đốc Hải quân; Tư lệnh quân chủng, Quân khu và các chức danh tương đương trong Quân đội nhân dân.
Thượng tướng trong lực lượng Công an nhân dân.
2. Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
3. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương; Phó Chánh Văn phòng Trung ương; Bí thư Ban Cán sự đảng ngoài nước; Bí thư Đảng uỷ khối cơ quan Trung ương; Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Phó Tổng biên tập Báo Nhân dân; Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản; Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Trưởng ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Phó Chủ tịch Văn phòng Chủ tịch nước; Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Thứ trưởng; Phó Thủ tướng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.
Trung tướng; Phó Đô đốc Hải quân; Thiếu tướng; Chuẩn Đô đốc Hải quân; Tư lệnh Quân đoàn và các chức vụ tương đương trong Quân đội nhân dân.
Trung tướng; Thiếu tướng và Tổng cục trưởng trong lực lượng Công an nhân dân.
...
Theo đó, Chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp phục vụ.
Chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh được hưởng mức phụ cấp phục vụ là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh được hưởng mức phụ cấp phục vụ là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 269/2005/QĐ-TTg quy định như sau:
Mức phụ cấp phục vụ được quy định như sau:
1. Mức 400.000 đồng/tháng áp dụng đối với các đối tượng nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều 1 Quyết định này và Chuyên gia cao cấp bậc 3.
2. Mức 200.000 đồng/tháng áp dụng đối với các đối tượng nêu tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 1 Quyết định này và Chuyên gia cao cấp bậc 1, bậc 2.
Trường hợp kiêm nhiệm chức vụ thì hưởng một mức phụ cấp phục vụ theo chức vụ cao nhất.
Theo đó, Chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh được hưởng phụ cấp phục vụ với mức 400.000 đồng/tháng.
Trường hợp kiêm nhiệm chức vụ thì hưởng một mức phụ cấp phục vụ theo chức vụ cao nhất.
Chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Căn cứ tiểu mục 2.19 Mục 2 Phần 1 Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 thì Chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh phải bảo đảm đầy đủ khung tiêu chuẩn chung hoặc tiêu chuẩn Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực:
- Có trình độ, kiến thức toàn diện về pháp luật và quản lý hành chính nhà nước; am hiểu về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của địa phương và đất nước.
- Có năng lực cụ thể hoá, thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp uỷ, Hội đồng nhân dân thành chương trình, kế hoạch của Uỷ ban nhân dân và chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả.
- Có năng lực toàn diện về tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành các cơ quan chuyên môn thuộc quyền và Uỷ ban nhân dân cấp dưới; quyết đoán, quyết liệt, kịp thời để quyết định những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến quản lý nhà nước ở địa phương.
- Có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo tổng kết thực tiễn, đề xuất với cấp có thẩm quyền ban hành các thể chế, cơ chế, chính sách phát triển địa phương.
- Đã kinh qua lãnh đạo chủ chốt cấp huyện và kinh qua, hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ phó chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc uỷ viên ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc tương đương.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?