Chủ đề hưởng ứng Ngày tránh thai thế giới 26 9 là gì? Người lao động chỉ được hưởng chế độ thai sản khi sử dụng các biện pháp tránh thai thực hiện ở đâu?
Chủ đề hưởng ứng Ngày tránh thai thế giới 26 9 là gì?
Ngày Tránh thai Thế giới 26 9 năm 2024 với Chủ đề: “Giới trẻ hãy có trách nhiệm trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai vì hạnh phúc của chính mình, vì tương lai của đất nước”.
Ngày tránh thai thế giới 26 9 nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người dân, đặc biệt là các cặp vợ chồng, nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ về lợi ích của việc tránh thai, nhu cầu sử dụng, khả năng đáp ứng các phương tiện tránh thai, về chăm sóc sức khỏe sinh sản, các biện pháp tránh thai an toàn...
Thông điệp truyền thông của Ngày tránh thai thế giới 26 9 là:
1. Hãy chủ động sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp để không mang thai ngoài ý muốn.
2. Không mang thai ở tuổi chưa thành niên vì tương lai, hạnh phúc của chính bạn.
3. Mọi công dân đều có quyền tiếp cận các biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả.
4. Yêu thương đúng cách, chủ động tránh thai là trách nhiệm với tương lai.
5. Giới trẻ có trách nhiệm quan hệ tình dục an toàn, chủ động tránh thai, xây dựng tương lai tươi sáng.
6. Tình yêu của cha mẹ giúp con hiểu biết, sống có trách nhiệm với sức khỏe sinh sản của chính mình.
Phòng tránh thai giúp nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. Lợi ích của việc phòng tránh thai giúp mỗi gia đình có đủ 2 con, không sinh quá nhiều. Từ đó, có điều kiện để chăm sóc, giáo dục con cái tốt hơn. Nâng cao được đời sống, kinh tế của mỗi gia đình. Do có sức khỏe, văn hóa và kinh tế tốt, chị em phụ nữ và các cặp vợ chồng có đủ điều kiện để thực hiện quyền hưởng thụ và bồi dưỡng sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản…
Chủ đề hưởng ứng Ngày tránh thai thế giới 26 9 là gì?
Người lao động chỉ được hưởng chế độ thai sản khi sử dụng các biện pháp tránh thai thực hiện ở đâu?
Căn cứ theo Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ;
d) Lao động nữ nhờ mang thai hộ;
đ) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
e) Người lao động sử dụng các biện pháp tránh thai mà các biện pháp đó phải được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
g) Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có vợ sinh con, vợ mang thai hộ sinh con.
2. Đối tượng quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
3. Đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con.
4. Đối tượng đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 hoặc khoản 5 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 53, 54, 55 và 56 và các khoản 1, 2 và 3 Điều 58 của Luật này. Thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
5. Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng liền kề trước khi sinh con đối với trường hợp phải nghỉ việc để điều trị vô sinh.
Theo đó, người lao động chỉ được hưởng chế độ thai sản khi sử dụng các biện pháp tránh thai mà các biện pháp đó phải được thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi thực hiện biện pháp tránh thai mấy ngày?
Căn cứ theo Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
1. Thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thai do người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định nhưng không quá 07 ngày đối với lao động nữ đặt dụng cụ tránh thai trong tử cung và không quá 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Theo đó, từ 1/7/2025 người lao động được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi thực hiện biện pháp tránh thai do người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định thì được nghỉ:
- Không quá 07 ngày đối với lao động nữ đặt dụng cụ tránh thai trong tử cung;
- Không quá 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
Thời gian nghỉ việc tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 12 12 là ngày gì? Người lao động có được về sớm vào ngày này không?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Chính thức quy định mức tăng lương hưu cho toàn bộ đội ngũ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
- Đã chính thức tăng lương hưu cho người có mức lương hưu dưới 3500000 sau khi đã điều chỉnh tăng 15% với mấy mức?