Chủ đề báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động khóa 12 trình Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam là gì?

Chủ đề báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động khóa 12 trình Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam là gì?

Chủ đề báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động khóa 12 trình Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam là gì?

Căn cứ tiểu mục 2.1 Mục II Quyết Nghị ban hành kèm theo Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13, chủ đề báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động khóa 12 trình Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam gồm:

- Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, trọng tâm là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tích cực, chủ động tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội.

- Hoàn thiện mô hình tổ chức, thu hút, tập hợp đông đảo người lao động gia nhập công đoàn; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín và phương pháp công tác tốt.

- Đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, ý thức pháp luật của đoàn viên, người lao động; xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

- Đến cuối nhiệm kỳ, hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập, Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, là chỗ dựa tin cậy của người lao động, là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước ta.

Xem chi tiết Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13: Tại đây.

Xem thêm

>>> Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam quyết nghị: Nhiệm kỳ 2023-2028, chỉ tiêu phấn đấu hàng năm có ít nhất bao nhiêu phần trăm (%) công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ?

>>> Mục tiêu “Đến năm 2045: Hầu hết người lao động tại cơ sở là đoàn viên Công đoàn Việt Nam; 99% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn ký kết được thoả ước lao động tập thể” thuộc văn bản nào?

>>> Tổ chức Công đoàn Việt Nam có mấy cấp?

>>> Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa 13 có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều?

>>> Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ mấy nhất trí lấy ngày 28/7/1929, ngày thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc kỳ, làm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam?

Chủ đề báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động khóa 12 trình Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam là gì?

Chủ đề báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động khóa 12 trình Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam là gì?

Đại hội công đoàn các cấp được tổ chức bao lâu một lần?

Căn cứ Điều 8 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định như sau:

Đại hội công đoàn các cấp
1. Đại hội công đoàn các cấp có nhiệm vụ:
a. Tổng kết tình hình thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn nhiệm kỳ qua; quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.
b. Thảo luận, đóng góp ý kiến văn kiện của đại hội công đoàn cấp trên.
c. Bầu cử ban chấp hành công đoàn và bầu cử đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên.
d. Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (đối với Đại hội Công đoàn Việt Nam).
2. Đại hội công đoàn các cấp được tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm 1 lần. Trường hợp khi có đề nghị bằng văn bản của công đoàn cấp dưới, công đoàn cấp trên được điều chỉnh nhiệm kỳ đại hội của công đoàn cấp dưới cho phù hợp với nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp trên nhưng không vượt quá 30 tháng. Đại hội Công đoàn Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định.
3. Đại hội công đoàn có hai hình thức: Đại hội đại biểu và đại hội toàn thể đoàn viên.
4. Thành phần đại biểu chính thức của đại hội đại biểu gồm:
a. Ủy viên ban chấp hành đương nhiệm.
b. Đại biểu do công đoàn cấp dưới bầu lên.
c. Đại biểu chỉ định với số lượng không quá năm phần trăm (5%) tổng số đại biểu chính thức được triệu tập.
5. Đại biểu dự đại hội phải được đại hội thẩm tra và biểu quyết công nhận tư cách đại biểu. Người đang trong thời gian chấp hành các hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên, người bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc đang chấp hành bản án hình sự theo quy định pháp luật thì không đủ tư cách đại biểu.
6. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết Điều này.

Theo đó, Đại hội công đoàn các cấp được tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm 1 lần.

Trong trường hợp khi có đề nghị bằng văn bản của công đoàn cấp dưới, công đoàn cấp trên được điều chỉnh nhiệm kỳ đại hội của công đoàn cấp dưới cho phù hợp với nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp trên nhưng không vượt quá 30 tháng.

Công đoàn nào thuộc cấp trên trực tiếp cơ sở?

Căn cứ Điều 7 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định:

Hệ thống tổ chức công đoàn các cấp
Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất, có các cấp sau đây:
1. Cấp Trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Liên đoàn).
2. Cấp tỉnh, ngành trung ương gồm: Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương và tương đương.
3. Cấp trên trực tiếp cơ sở gồm:
a. Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là liên đoàn lao động cấp huyện);
b. Công đoàn ngành địa phương;
c. Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp);
d. Công đoàn tổng công ty;
đ. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.
4. Cấp cơ sở gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (sau đây gọi chung là công đoàn cơ sở).

Theo đó, cấp trên trực tiếp cơ sở gồm:

- Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là liên đoàn lao động cấp huyện);

- Công đoàn ngành địa phương;

- Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp);

- Công đoàn tổng công ty;

- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.

Đại hội Công đoàn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Từ khi ra đời đến nay tổ chức Công đoàn Việt Nam đã mấy lần đổi tên?
Lao động tiền lương
Nhiệm kỳ tổ chức đại hội Công đoàn Việt Nam là bao lâu?
Lao động tiền lương
Tại Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam đã thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam đã được bổ sung, sửa đổi có đúng không?
Lao động tiền lương
Tổ chức Công đoàn Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nào?
Lao động tiền lương
Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam: Chỉ tiêu phấn đấu hàng năm có ít nhất bao nhiêu (%) công đoàn cơ sở khu vực nhà nước xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ nhiệm kỳ 2023-2028?
Lao động tiền lương
Chỉ tiêu phấn đấu hàng năm bình quân mỗi công đoàn cơ sở giới thiệu ít nhất bao nhiêu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp nhiệm kỳ 2023-2028?
Lao động tiền lương
Chỉ tiêu phấn đấu hàng năm có bao nhiêu (%) công nhân lao động tại các doanh nghiệp tham gia học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp nhiệm kỳ 2023-2028?
Lao động tiền lương
Phương châm Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển của Đại hội nào? Đoàn viên công đoàn có trách nhiệm ra sao?
Lao động tiền lương
Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam: Chỉ tiêu phấn đấu hàng năm có ít nhất bao nhiêu phần trăm công đoàn cơ sở doanh nghiệp được công đoàn cấp trên kiểm tra, giám sát tài chính nhiệm kỳ 2023-2028?
Lao động tiền lương
Mục tiêu thực hiện Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đại hội Công đoàn Việt Nam
31,294 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đại hội Công đoàn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đại hội Công đoàn Việt Nam

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tài chính Công đoàn: Các văn bản liên quan cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào