Chốt tinh giản biên chế: CBCCVC sau khi sắp xếp bộ máy thuộc hàng ưu tiên nào nếu thuộc trường hợp chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo?
Chốt tinh giản biên chế: CBCCVC sau khi sắp xếp bộ máy thuộc hàng ưu tiên nào nếu thuộc trường hợp chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo?
Tại Mục II Hướng dẫn 01/HD-UBND năm 2025 quy định 08 nguyên tắc đánh giá cán bộ công chức, viên chức tại khu vực Hà Nội như sau:
(1) Tuân thủ các quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP, Nghị định 67/2025/NĐ-CP và Hướng dẫn 01/HD-UBND năm 2025.
(2) Gắn việc đánh giá với tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.
(3) Việc đánh giá được thực hiện theo các tiêu chí của từng nhóm vị trí việc làm (vị trí lãnh đạo quản lý, vị trí chuyên môn nghiệp vụ, vị trí chuyên môn dùng chung, vị trí hỗ trợ phục vụ) phù hợp với đặc điểm tình hình và thực tiễn của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Mỗi nhóm vị trí việc làm có các tiêu chí đánh giá, trọng số điểm khác nhau tùy vào tính chất công việc, vị trí chức vụ.
(4) Kết quả đánh giá tính theo thang điểm 100 điểm dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ trong 3 năm gần nhất. Tổng số điểm đối với từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp. Điểm này làm cơ sở tham khảo khi cần thiết lựa chọn có số dư để xác định người nghỉ việc.
(5) Xem xét, đánh giá ngay sau khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất:
+ Việc giải quyết cho nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc đối với các trường hợp có đơn tự nguyện phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đồng ý theo quy định. Nếu không đồng ý thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Không xem xét, giải quyết đối với các trường hợp có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc nhưng được đánh giá có phẩm chất, năng lực nổi trội, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, có thành tích tiêu biểu, mang lại lợi ích cho cơ quan, tổ chức, đơn vị.
+ Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đã có văn bản không đồng ý cho nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có đơn tự nguyện xin nghỉ, nhưng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vẫn có nguyện vọng xin nghỉ thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết cho nghỉ thôi việc ngay và không được hưởng chế độ theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP và Nghị định 67/2025/NĐ-CP.
(6) Trên cơ sở số lượng người có đơn tự nguyện xin nghỉ được cấp có thẩm quyền đồng ý, từ kết quả đánh giá, cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp tục xác định số lượng người cần xem xét tinh giản để đáp ứng tiêu chí giảm 25% số lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của Trung ương, đảm bảo nguyên tắc tinh giản những người có kết quả đánh giá thấp nhất từ dưới lên.
(7) Ngoài chỉ tiêu giảm 25% cán bộ, công chức, viên chức, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể căn cứ kết quả đánh giá tiếp tục sàng lọc để nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
(8) Đối với cán bộ công chức, viên chức sau sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo; bằng cấp chuyên môn không đúng với yêu cầu vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, đánh giá để giải quyết chế độ chính sách theo quy định.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Mục IV Hướng dẫn 01/HD-UBND năm 2025 quy định trình tự thực hiện của hướng dẫn:
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN
1. Xác định số lượng biên chế phải giảm theo quy định
Căn cứ số lượng biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc theo đề án vị trí việc làm được phê duyệt[1], số biên chế có mặt, các cơ quan đơn vị xác định số lượng biên chế phải giảm đến 2030 đạt tỷ lệ 25% theo số biên chế được giao năm 2025, đảm bảo bình quân mỗi năm tinh giản tổi thiểu 5%, theo 2 nhóm sau:
1.1. Đủ điều kiện và tự nguyện xin nghỉ
Căn cứ vào số lượng người có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc, các cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét đánh giá và giải quyết cụ thể từng trường hợp theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có sức khỏe yếu, không đảm bảo yêu cầu công việc;
b) Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo; bằng cấp chuyên môn chưa đúng với yêu cầu vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động còn dưới 10 năm công tác đến tuổi nghỉ hưu theo quy định.
d) Các tiêu chí khác (khuyến khích các cơ quan, tổ chức, đơn vị cụ thể hóa):
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có nguyện vọng thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi để chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định cuộc sống gia đình.
- Các tiêu chí khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị tự xây dựng, đảm bảo phù hợp với đặc điểm tình hình và thực tiễn của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
...
Theo đó, CBCCVC tại khu vực thủ đô sau khi sắp xếp bộ máy nếu thuộc trường hợp chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo thì thuộc hàng ưu tiên khi xem xét đánh giá và giải quyết chính sách như sau:
- Đối tượng trên có thứ tự ưu tiên dưới các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có sức khỏe yếu, không đảm bảo yêu cầu công việc;
- Đối tượng thuộc CBCCVC như trên có thứ tự ưu tiên trên các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động còn dưới 10 năm công tác đến tuổi nghỉ hưu theo quy định. Và cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có nguyện vọng thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi để chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định cuộc sống gia đình, hoặc các tiêu chí khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị tự xây dựng, đảm bảo phù hợp với đặc điểm tình hình và thực tiễn của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Chốt tinh giản biên chế: CBCCVC sau khi sắp xếp bộ máy thuộc hàng ưu tiên nào nếu thuộc trường hợp chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo? (Hình từ Internet)
Gắn tinh giản biên chế với sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng nào?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định:
Nguyên tắc tinh giản biên chế
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế.
2. Gắn tinh giản biên chế với sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, phù hợp với cơ chế tự chủ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
4. Bảo đảm chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật, bảo đảm sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước.
5. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.
6. Đối tượng tinh giản biên chế nếu được bầu cử, tuyển dụng lại vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian 60 tháng kể từ ngày thực hiện tinh giản biên chế thì phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp đã nhận cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chi trả trợ cấp.
Theo đó, gắn tinh giản biên chế với sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, phù hợp với cơ chế tự chủ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phải đáp ứng độ tuổi bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, bầu cử, tuyển chọn, tiếp nhận, sử dụng, quản lý, đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật và bãi nhiệm, miễn nhiệm, thôi việc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
1. Tiêu chuẩn
a) Là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổ chức thực hiện và vận động Nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
c) Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục;
d) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp Trung học phổ thông;
đ) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Trung cấp trở lên.
2. Nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại điều lệ tổ chức mà mình là thành viên, của pháp luật liên quan và của cấp có thẩm quyền quản lý; phối hợp, giúp cán bộ, công chức cấp xã thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đảm bảo các lĩnh vực công tác của cấp ủy, chính quyền địa phương cấp xã đều có người đảm nhiệm, theo dõi thực hiện.
...
Theo đó, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phải đủ 18 tuổi trở lên.











- Nghị định 67: Chính thức mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi dành cho CBCCVC và người lao động nằm trong khoảng nào?
- Lao động hợp đồng được nhận tiền Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 không? Nếu được thì cần điều kiện gì?
- Nghỉ thôi việc: Chốt khen thưởng cán bộ công chức, viên chức và người lao động tại khu vực thủ đô cụ thể trong trường hợp nào?
- Ưu tiên nghỉ thôi việc: Tuổi nghỉ hưu công chức viên chức còn dưới 10 năm thì thuộc hàng ưu tiên nhất khi xét hưởng chính sách tại khu vực thủ đô đúng không?
- Tổng hợp lời chúc Valentine Đen 2025 hay, ngắn gọn, độc đáo nhất? Công ty có phải tặng quà cho người lao động vào Valentine Đen 2025 không?