Chính thức từ nay: Hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở cho học sinh bán trú và học viên bán trú như thế nào theo Nghị định 66/2025/NĐ-CP? Áp dụng hệ số lương bao nhiêu cho viên chức tư vấn học sinh hạng 2?

Theo quy định tại Nghị định 66/2025/NĐ-CP, học sinh bán trú và học viên bán trú sẽ được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở như thế nào, cụ thể ra sao? Viên chức tư vấn học sinh hạng 2 được áp dụng hệ số lương bao nhiêu

Chính thức từ nay: Hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở cho học sinh bán trú và học viên bán trú như thế nào theo Nghị định 66/2025/NĐ-CP?

Từ ngày 1/5/2025, Nghị định 66/2025/NĐ-CP quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách có hiệu lực.

Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 66/2025/NĐ-CP quy định:

Mức hưởng chính sách đối với trẻ em nhà trẻ bán trú, học sinh bán trú, học viên bán trú, học sinh dân tộc nội trú và học sinh dự bị đại học
1. Chính sách đối với trẻ em nhà trẻ bán trú
Hỗ trợ tiền ăn trưa: Mỗi trẻ em nhà trẻ được hỗ trợ mỗi tháng là 360.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học.
2. Chính sách đối với học sinh bán trú và học viên bán trú
a) Hỗ trợ tiền ăn: Mỗi học sinh, học viên được hỗ trợ mỗi tháng là 936.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học;
b) Hỗ trợ tiền nhà ở: Mỗi học sinh bán trú, học viên bán trú phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí chỗ ở trong trường hoặc học sinh lớp 1, lớp 2, học sinh khuyết tật có nhu cầu tự túc chỗ ở gần trường để người thân chăm sóc thì mỗi tháng được hỗ trợ 360.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học;
c) Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh, học viên được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học;
d) Học sinh bán trú lớp 1 là người dân tộc thiểu số có học tiếng Việt trước khi vào học chương trình lớp 1 thì được hưởng thêm 01 tháng các chính sách quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này.
...

Theo đó, cụ thể chính sách đối với học sinh bán trú và học viên bán trú hỗ trợ như sau:

- Hỗ trợ tiền ăn: Mỗi học sinh, học viên được hỗ trợ mỗi tháng là 936.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học;

- Hỗ trợ tiền nhà ở: Mỗi học sinh bán trú, học viên bán trú phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí chỗ ở trong trường hoặc học sinh lớp 1, lớp 2, học sinh khuyết tật có nhu cầu tự túc chỗ ở gần trường để người thân chăm sóc thì mỗi tháng được hỗ trợ 360.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học;

- Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh, học viên được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học;

- Học sinh bán trú lớp 1 là người dân tộc thiểu số có học tiếng Việt trước khi vào học chương trình lớp 1 thì được hưởng thêm 01 tháng các chính sách quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 6 Nghị định 66/2025/NĐ-CP.

Xem thêm:

>>>>>>>>Nghị định 66 hỗ trợ tiền cho học sinh, trẻ em mới nhất

>> Thống nhất trường hợp không nâng lương trước khi nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ công chức

>> Chốt số tiền thực hiện chính sách nghỉ thôi việc theo Nghị định 178

Chính thức từ nay: Hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở cho học sinh bán trú và học viên bán trú như thế nào theo Nghị định 66/2025/NĐ-CP?

Chính thức từ nay: Hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở cho học sinh bán trú và học viên bán trú như thế nào theo Nghị định 66/2025/NĐ-CP? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức tư vấn học sinh hạng 2 thế nào?

Theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 11/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức tư vấn học sinh hạng 2 như sau:

- Biết vận dụng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của ngành vào trong công tác tư vấn học sinh;

- Chủ động tham mưu xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn học sinh của nhà trường;

- Hiểu biết đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi, sức khỏe của học sinh; nhận diện được tính đa dạng và tính nhạy cảm của đối tượng cần tư vấn, hỗ trợ; nhận diện được các dấu hiệu xâm hại, bạo lực học đường và thực hiện được các biện pháp phòng ngừa, ứng phó phù hợp;

- Có khả năng xây dựng và thực hiện các nội dung, chương trình tư vấn nhằm phòng ngừa, bảo vệ học sinh khỏi các hình thức xâm hại, bạo lực học đường góp phần hỗ trợ học sinh phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất;

- Nắm vững kiến thức về pháp luật, tâm lý, xã hội và các kiến thức khác có liên quan đến công tác tư vấn học sinh để áp dụng thực hiện trong hoạt động nghề nghiệp; có kỹ năng sư phạm và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác;

- Chủ động phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ học sinh.

Áp dụng hệ số lương bao nhiêu cho viên chức tư vấn học sinh hạng 2?

Theo Điều 9 Thông tư 11/2024/TT-BGDĐT quy định

Xếp lương
1. Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương viên chức tại bảng 3 (bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP), cụ thể như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh hạng III (mã số V.07.07.24) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
b) Chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh hạng II (mã số V.07.07.23) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 (nhóm A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
c) Chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh hạng I (mã số V.07.07.22) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
2. Việc chuyển xếp lương đối với viên chức tư vấn học sinh khi được thăng hạng chức danh nghề nghiệp và trường hợp khi tuyển dụng, bổ nhiệm vào chức danh viên chức tư vấn học sinh đang là công chức, viên chức chuyên ngành khác thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Theo đó chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh hạng 2 (mã số V.07.07.23) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 (nhóm A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.

Nghị định 66
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Nghị định 66: Chính sách đối với học sinh dân tộc nội trú, cụ thể như thế nào? Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Lao Động Tiền Lương
Nghị định 66 hỗ trợ tiền cho học sinh, trẻ em mới nhất đang áp dụng cho những đối tượng cụ thể nào? Giáo viên có được dạy thêm ngoài nhà trường không?
Lao Động Tiền Lương
Chính thức từ nay: Hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở cho học sinh bán trú và học viên bán trú như thế nào theo Nghị định 66/2025/NĐ-CP? Áp dụng hệ số lương bao nhiêu cho viên chức tư vấn học sinh hạng 2?
Lao Động Tiền Lương
Chính thức: 03 chính sách hỗ trợ đối với học sinh bán trú và học viên bán trú theo Nghị định 66, cụ thể như thế nào? Giáo viên có được tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Nghị định 66
32 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào