Chính thức sẽ tổ chức bắn pháo hoa vào Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025, cụ thể như thế nào? Người lao động đi làm thêm giờ vào ngày Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 thì được hưởng mức lương như thế nào?
Chính thức sẽ tổ chức bắn pháo hoa vào Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025, cụ thể như thế nào?
- Tính chất và tên gọi: Lễ kỷ niệm và Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng và khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình).
- Quy mô: Thành phố.
- Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân thành phố.
- Cơ quan thường trực tổ chức thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện.
- Chủ đề chương trình: “Hải Phòng - 70 năm niềm tin và khát vọng vươn mình”
- Về thời gian:
Lễ dâng hương từ 6 giờ 00 phút, ngày 13/5/2025 (Thứ Ba).
Lễ kỷ niệm và Chương trình nghệ thuật: Tối ngày 13/5/2025.
- Về địa điểm:
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 7 Mục 2 Kế hoạch 294/KH-UBND năm 2024 quy định như sau:
Lễ dâng hương tại Đài Liệt sĩ thành phố, Tượng đài đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Tiệp).
Lễ kỷ niệm và Chương trình nghệ thuật được tổ chức tại Quảng trường phía trước Trung tâm Chính trị - Hành chính tại Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm.
Bắn pháo hoa tại 06 điểm trên địa bàn thành phố: Quảng trường Trung tâm Chính trị - Hành chính thành phố tại Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm huyện Thủy Nguyên; Nhà hát Thành phố; Hồ An Biên, quận Ngô Quyền; quận Dương Kinh; Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên, huyện Tiên Lãng. Tại khu vực các điểm bắn pháo hoa có bố trí âm thanh, ánh sáng và các màn hình Led cỡ lớn (100m²) để truyền hình trực tiếp chương trình đêm hội phục vụ Nhân dân (Dự kiến có 07 màn hình led).
Như vậy, theo quy định tại tiểu mục 7 Mục 2 Kế hoạch 294/KH-UBND năm 2024 thì Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 có tổ chức bắn pháo hoa tại 06 điểm trên địa bàn thành phố Hải Phòng, cụ thể đó là:
*3 điểm bắn pháo hoa tầm cao và thấp
Điểm 1: Quảng trường Trung tâm Chính trị - Hành chính tại Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm, TP Thủy Nguyên.
Điểm 2: Khu vực Bờ Hồ An Biên, quận Ngô Quyền.
Điểm 3: Công viên và Quảng trường Khu đô thị Vinhomes Vũ Yên, TP Thủy Nguyên (do Tập đoàn Vingroup - Công ty CP đảm trách).
*3 điểm bắn pháo hoa tầm thấp
Điểm 4: Sân sau Nhà hát thành phố, quận Hồng Bàng.
Điểm 5: Khu sân bê tông phía Nam, Trung tâm hành chính quận Dương Kinh.
Điểm 6: Sân vận động huyện Tiên Lãng.
Còn về thời gian bắn pháo hoa thì sẽ tổ chức bắn vào tối ngày 13/5/2025, chi tiết thời gian sẽ thông báo đến mọi người sau nhưng vẫn sẽ đảm bảo theo quy định pháp luật, căn cứ tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP).
Xem chi tiết tại đây:
Tải Kế hoạch 294/KH-UBND năm 2024: Tải về.
Chính thức sẽ tổ chức bắn pháo hoa vào Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025, cụ thể như thế nào?(Hình từ Internet)
Người lao động đi làm thêm giờ vào ngày Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 thì được hưởng mức lương như thế nào?
Theo Lịch Vạn niên 2025 thì ngày Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 sẽ rơi vào ngày thứ Ba trong tuần (Ngày 13/5/2025).
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
...
Theo đó, ngày Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 không thuộc một trong các ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm có hưởng lương.
Căn cứ theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
...
Theo đó, nếu người lao động đi làm thêm giờ vào ngày Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 thì sẽ được hưởng mức lương như sau:
- Trường hợp ngày Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 không phải là ngày nghỉ hằng tuần của người lao động:
+ Nếu người lao động đi làm thêm giờ vào ban ngày thì được hưởng ít nhất bằng 250% mức tiền lương.
+ Nếu người lao động đi làm thêm giờ vào ban đêm mà ban ngày có làm thêm giờ thì được hưởng ít nhất bằng 310% mức tiền lương.
+ Nếu người lao động đi làm thêm giờ vào ban đêm mà ban ngày không làm thêm giờ thì được hưởng ít nhất bằng 300% mức tiền lương.
- Trường hợp ngày Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 là ngày nghỉ hằng tuần của người lao động:
+ Nếu người lao động đi làm thêm giờ vào ban ngày thì được hưởng ít nhất bằng 300% mức tiền lương.
+ Nếu người lao động đi làm thêm giờ vào ban đêm thì người lao động được hưởng ít nhất bằng 370% mức tiền lương.
Yêu cầu về trang phục của người lao động khi tham gia lễ hội như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định:
Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội
...
2. Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau
a) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
b) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
d) Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
đ) Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Theo đó, khi tham gia lễ hội người lao động cần mặc trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.









- Toàn bộ mức lương mới thay thế khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng của CBCCVC và LLVT đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng không theo đề xuất của Ban Kinh tế Trung ương?
- UBTV Quốc Hội chốt hoàn thành đề án sáp nhập tỉnh thì phải trình hồ sơ xem xét, thông qua trước ngày bao nhiêu? Mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập tỉnh thành không?
- Nghị quyết 159: Chính Phủ quyết định tiếp tục tăng lương hưu, tăng tiền lương cho CBCCVC và LLVT trong năm 2025 trong trường hợp tình hình kinh tế xã hội như thế nào?
- Chốt nghỉ lễ 2 9 mấy ngày? 4 ngày hay 2 ngày? Người lao động đi làm vào ngày Quốc Khánh hưởng lương như thế nào?
- Quyết định bỏ toàn bộ hệ số lương, bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng, triển khai thực hiện chế độ tiền lương mới xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức viên chức là bao nhiêu?