Chính thức lùi lịch chi trả lương hưu tháng 11 2024 tại Tp.HCM: Nhận lương hưu trễ 02 ngày vì lý do gì?
Chính thức lùi lịch chi trả lương hưu tháng 11 2024 tại Tp.HCM: Nhận lương hưu trễ 02 ngày vì lý do gì?
Thực hiện Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam về ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và Công văn 3830/BHXH-TCKT năm 2024 về việc cơ quan BHXH chuyển tiền chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua tài khoản cá nhân cho người hưởng từ tháng 11/2024.
Theo đó thời gian chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng của BHXH Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu từ ngày 01 hàng tháng đối với hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, từ ngày 02 hàng tháng đối với hình thức thanh toán là tiền mặt.
Tuy nhiên, vì ngày 02/11/2024 nhằm ngày thứ Bảy nên Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (BHXH Thành phố) đã chính thức lùi lịch chi trả lương hưu bằng tiền mặt 02 ngày so với ngày chi trả theo quy định.
>> Lịch chi trả lương hưu mới: TẠI ĐÂY
Thông báo kế hoạch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 11 2024 (lùi lịch chi trả lương hưu) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
- Chi trả hình thức tiền mặt: tổ chức chi trả tại các điểm chi trả từ ngày 04/11/2024 đến ngày 10/11/2024. Từ ngày 11/11/2024 đến hết ngày 25/11/2024, tiếp tục chi trả tại các Bưu cục của Bưu điện Trung tâm/Huyện.
- Chi trả qua tài khoản ATM: bắt đầu từ ngày 01/11/2024 BHXH Thành phố Hồ Chí Minh chuyển tiền vào tài khoản người hưởng.
Trên đây là thông tin về lùi lịch chi trả lương hưu tháng 11 2024 của BHXH Tp.HCM.
Mới: Đã chính thức thay đổi lịch chi trả lương hưu từ tháng 12/2024
Chính thức lùi lịch chi trả lương hưu tháng 11 2024 tại Tp.HCM: Nhận lương hưu trễ 02 ngày (Hình từ Internet)
NLĐ nghỉ hưu sớm vẫn được hưởng lương hưu tối đa khi nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Mức lương hưu hằng tháng
1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
...
Theo quy định thì người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi thì mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2% (hiện nay tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa là 75%, tối thiểu là 45%).
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
Như vậy, nghỉ hưu sớm vẫn có thể hưởng lương hưu tối đa trong trường hợp đáp ứng điều kiện hưởng lương hưu và tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ từ trên 06 tháng.
Đang hưởng lương hưu bị tạm dừng trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Xuất cảnh trái phép;
b) Bị Tòa án tuyên bố là mất tích;
c) Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.
2. Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú. Trường hợp có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích thì ngoài việc tiếp tục được hưởng lương hưu, trợ cấp còn được truy lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng kể từ thời điểm dừng hưởng.
3. Cơ quan bảo hiểm xã hội khi quyết định tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tạm dừng hưởng, cơ quan bảo hiểm xã hội phải ra quyết định giải quyết hưởng; trường hợp quyết định chấm dứt hưởng bảo hiểm xã hội thì phải nêu rõ lý do.
Theo đó, người lao động đang hưởng lương hưu bị tạm dừng trong trường hợp sau:
- Xuất cảnh trái phép;
- Bị Tòa án tuyên bố là mất tích;
- Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?