Chính thức loại bỏ các chức danh tại xã sau khi khi tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, cụ thể thế nào?
- Chính thức loại bỏ các chức danh tại xã sau khi khi tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, cụ thể thế nào?
- Chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã được quy định như thế nào?
- Tiêu chuẩn đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được quy định như thế nào?
Chính thức loại bỏ các chức danh tại xã sau khi khi tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, cụ thể thế nào?
Theo quy định tại tiểu mục 1.2.3 Mục V Đề án ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025, do quy mô đơn vị hành chính cấp xã lớn hơn hiện nay nên Chính phủ dự kiến biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp xã sẽ không còn các chức vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Quyết định này đã đã được thông qua tại tiểu mục 2.6 Mục 2 Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025, cụ thể như sau:
VỀ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 02 CẤP
...
2. Về chính quyền địa phương cấp xã (xã, phường, đặc khu)
...
2.6. Đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và thôn, tổ dân phố hiện nay
- Kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay kể từ ngày 01/8/2025. Giao chính quyền địa phương xem xét, có thể sắp xếp, bố trí người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tham gia công tác tại thôn, tổ dân phố và thực hiện chế độ, chính sách đối với các trường hợp không bố trí công tác theo quy định.
- Tiếp tục xác định thôn, tổ dân phố là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, không phải là cấp hành chính. Trước mắt giữ nguyên các thôn, tổ dân phố hiện có; sau khi hoàn thành sắp xếp ĐVHC các cấp, Chính phủ sẽ giao Bộ Nội vụ nghiên cứu và hướng dẫn theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về việc sắp xếp, tổ chức lại thôn, tổ dân phố theo hướng tinh gọn, phục vụ trực tiếp đời sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn.
Theo đó, việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay sẽ chấm dứt từ ngày 01/8/2025.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể như sau:
- Loại 1 là 14 người;
- Loại 2 là 12 người;
- Loại 3 là 10 người.
Trong đó, theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, căn cứ quỹ phụ cấp được khoán cho mỗi xã thì UBND cấp tỉnh sẽ trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tùy từng điều kiện của địa phương.
Ví dụ:
Tại khoản 2 Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Nghị Quyết 20/2020/NQ-HĐND quy định người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại tỉnh Thái Bình có không quá 15 chức danh
Như vậy, các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã sẽ bị loại bỏ sau khi sáp nhập.
Tuy nhiên, chính quyền địa phương có thể xem xét, sắp xếp, bố trí người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tham gia công tác tại thôn, tổ dân phố và thực hiện chế độ, chính sách đối với các trường hợp không bố trí công tác theo quy định.
Chính thức loại bỏ các chức danh tại xã sau khi khi tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, cụ thể thế nào?
Chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 29/2023/NĐ-CP, đối tượng tinh giản biên chế là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nghỉ trong thời gian 12 tháng kể khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền thì được hưởng trợ cấp như sau:
- Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giữ các chức danh bầu cử: Cứ mỗi tháng nghỉ trước so với thời điểm kết thúc nhiệm kỳ thì được hưởng trợ cấp bằng 1/2 mức phụ cấp hàng tháng hiện hưởng.
Riêng đối tượng có thời điểm nghỉ hưu trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp thì số tháng được hưởng trợ cấp được tính bằng số tháng nghỉ trước so với thời điểm nghỉ hưu nêu trên;
- Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giữ các chức danh không do bầu cử: Cứ mỗi tháng nghỉ trước so với thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp được hưởng trợ cấp bằng 1/2 mức phụ cấp hàng tháng hiện hưởng.
Riêng đối tượng có thời điểm nghỉ hưu trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp thì số tháng được hưởng trợ cấp được tính bằng số tháng nghỉ trước so với thời điểm nghỉ hưu nêu trên.
Tiêu chuẩn đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, tiêu chuẩn đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã như sau:
- Là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổ chức thực hiện và vận động Nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục;
- Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp Trung học phổ thông;
- Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Trung cấp trở lên.











- Bỏ lương cơ sở, quyết định mở rộng quan hệ tiền lương của CBCCVC và LLVT sau năm 2026 nhằm mục đích gì?
- Kết luận 150: Vào thời điểm sáp nhập, số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân có thể nhiều hơn so với quy định đúng không?
- Công văn 03: Có giữ lại số lượng cán bộ công chức viên chức khi họ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mà có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi hay không?
- Mẫu Quyết định về việc điều chỉnh chế độ bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
- Người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề trước thời hạn thì không được hoàn trả phần học phí còn lại có đúng không?