Chính thức không còn dùng lương cơ sở mà thay bằng mức tham chiếu từ 01/7/2025 để tính mức đóng, mức hưởng BHXH?
Mức tham chiếu là gì?
Căn cứ theo Điều 7 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 quy định như sau:
Mức tham chiếu
1. Mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội quy định trong Luật này.
2. Mức tham chiếu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Xem thêm:
>> Tăng mức lương cơ bản khi tăng mức lương thị trường sau 2026 theo Nghị quyết 27
>> Lương cơ bản thay thế lương cơ sở sau 2026 sẽ được điều chỉnh mỗi năm
Xem thêm:
>> Chính thức áp dụng tiền lương cơ bản sẽ được điều chỉnh mỗi năm theo Nghị quyết 27
>> Không tiếp tục cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 khi còn nhiều bất cập
Chính thức không còn dùng lương cơ sở mà thay bằng mức tham chiếu từ 01/7/2025 để tính mức đóng, mức hưởng BHXH?
Chính thức không còn dùng lương cơ sở mà thay bằng mức tham chiếu từ 01/7/2025 để tính mức đóng, mức hưởng BHXH?
Căn cứ theo Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội
1. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đang có hiệu lực thì tiền lương đóng BHXH sẽ dựa vào mức lương cơ sở.
Tuy nhiên theo khoản 1 Điều 7 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 nêu trên, mức tham chiếu là mức tiền để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội trong Luật Bảo hiểm xã hội 2024
Đồng thời, căn cứ theo khoản 13 Điều 141 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có nêu rõ về quy định chuyển tiếp như sau:
Quy định chuyển tiếp
...
13. Khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bằng mức lương cơ sở. Tại thời điểm mức lương cơ sở bị bãi bỏ thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở đó.
...
Như vậy, từ 01/7/2025 khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thì sẽ không còn dùng lương cơ sở mà thay bằng mức tham chiếu để tính một số mức đóng, mức hưởng BHXH.
Mức đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động theo Luật BHXH 2024 mới nhất ra sao?
Căn cứ theo Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025), mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động như sau:
- Mức đóng hằng tháng bằng 8% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất: Áp dụng cho đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, i, k và l khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
- Mức đóng hằng tháng bằng 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất: Áp dụng cho đối tượng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
- Mức đóng hằng tháng bằng 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất: Áp dụng cho đối tượng quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
- Mức đóng hằng tháng bằng 3% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất: Áp dụng cho đối tượng quy định điểm m và điểm n khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Lưu ý:
- Đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d và i khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 mà không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận về việc có đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tháng đó với căn cứ đóng bằng căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tháng gần nhất.
- Đối tượng quy định tại các điểm đ, e và k khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 mà không làm việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?