Chính thức không bắt buộc sáp nhập tỉnh trong các trường hợp nào theo Nghị quyết 76, cụ thể như thế nào? Việc đánh giá CBCCVC và NLĐ để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và giải quyết chính sách, chế độ dựa trên những tiêu chí nào?
- Chính thức không bắt buộc sáp nhập tỉnh trong các trường hợp nào theo Nghị quyết 76, cụ thể như thế nào?
- Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
- Việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và giải quyết chính sách, chế độ dựa trên những tiêu chí nào?
Chính thức không bắt buộc sáp nhập tỉnh trong các trường hợp nào theo Nghị quyết 76, cụ thể như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết nghị ban hành kèm theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định:
Các trường hợp không bắt buộc sắp xếp đơn vị hành chính
Không thực hiện sắp xếp đối với đơn vị hành chính có vị trí biệt lập hoặc có vị trí đặc biệt quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Theo đó, không thực hiện sắp xếp đối với đơn vị hành chính biệt lập hoặc có vị trí quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Mà căn cứ theo Điều 2 Quyết nghị ban hành kèm theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định việc sắp xếp đơn vị hành chính phải được dựa trên các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính.
- Việc sắp xếp đơn vị hành chính phải tuân thủ Hiến pháp 2013, phù hợp quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 và Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
Trường hợp sắp xếp đơn vị hành chính phù hợp với định hướng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được đánh giá là phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã được thực hiện đối với các đơn vị hành chính có diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số chưa đáp ứng tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (sau đây gọi là Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính); có yếu tố truyền thống lịch sử, văn hoá tương đồng; có vị trí địa lý liền kề; có quy mô, tiềm năng, lợi thế và trình độ phát triển kinh tế phù hợp.
- Việc xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã phải tính đến các yếu tố về điều kiện tự nhiên, hạ tầng giao thông, sự phân bố và tổ chức các không gian kinh tế nhằm bảo đảm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế của mỗi địa phương, hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đơn vị hành chính sau sắp xếp; cân nhắc kỹ các yếu tố về trình độ, năng lực quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin của chính quyền địa phương và người dân; bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc tại các địa bàn trọng yếu, khu vực đảo, quần đảo và vùng biên giới; giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc của mỗi địa phương; bảo đảm khối đoàn kết gắn bó của cộng đồng dân cư.
- Trường hợp thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mà làm thay đổi địa giới đơn vị hành chính cấp huyện thì không phải thực hiện quy trình, thủ tục điều chỉnh địa giới của đơn vị hành chính cấp huyện mà đơn vị hành chính cấp xã đó trực thuộc.
- Gắn việc sắp xếp đơn vị hành chính với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm chính quyền địa phương cấp xã gần dân, sát dân và phục vụ người dân được tốt nhất.
- Khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính theo quy định của Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 thì không áp dụng tiêu chuẩn về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, số đơn vị hành chính trực thuộc, loại đô thị, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đối với các đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp.
- Chú trọng và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ, thống nhất cao về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính.
Như vậy, không bắt buộc phải sáp nhập tỉnh, thành phố trong 02 trường hợp sau:
- Đơn vị hành chính có vị trí biệt lập.
- Đơn vị hành chính có vị trí quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Chính thức không bắt buộc sáp nhập tỉnh trong các trường hợp nào theo Nghị quyết 76, cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ như sau:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong quá trình thực hiện chính sách, chế độ.
- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm chậm nhất sau 05 năm kể từ ngày quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền có hiệu lực thi hành thì số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý và số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan, tổ chức đơn vị trong hệ thống chính trị sau sắp xếp theo đúng quy định.
- Bảo đảm chi trả chính sách, chế độ kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật; sử dụng đúng, hiệu quả ngân sách nhà nước.
- Từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện rà soát, đánh giá tổng thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tâm, khách quan trên cơ sở đánh giá phẩm chất, năng lực, kết quả thực hiện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; trên cơ sở đó thực hiện sắp xếp, tinh giản biên chế và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trong đánh giá, sàng lọc, lựa chọn đối tượng nghỉ việc gắn với việc cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý để cơ quan, tổ chức, đơn vị hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
- Một đối tượng đủ điều kiện hưởng nhiều chính sách, chế độ quy định tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một chính sách, chế độ cao nhất.
- Các bộ, ban, ngành ở trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh phải cử khoảng 5% cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị đi công tác ở cơ sở.
Việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và giải quyết chính sách, chế độ dựa trên những tiêu chí nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP quy định về tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức và giải quyết chính sách, chế độ như sau:
Tập thể cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phai thực hiện rà soát, đánh giá đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ trong 03 năm gần nhất theo các tiêu chí sau:
- Tiêu chí đánh giá về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Tiêu chí đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng đáp ứng yêu cầu về tiến độ, thời gian, chất lượng thực thi nhiệm vụ, công vụ thường xuyên và đột xuất.
- Tiêu chí đánh giá về kết quả, sản phẩm công việc gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã đạt được.
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức được đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội thì phải đáp ứng 3 tiêu chí tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP, đồng thời phải bảo đảm tiêu chí đánh giá về đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung và có thành tích tiêu biểu, nổi trội, mang lại lợi ích cho cơ quan, tổ chức, đơn vị.











- Chính thức: Tiêu chí đánh giá cán bộ công chức viên chức và người lao động theo Công văn 1814 để sắp xếp tổ chức bộ máy như thế nào?
- Chính thức quyết định mức lương mới thay thế khi ngừng lương cơ sở 2,34 triệu chiếm 70% tổng quỹ lương có đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng không?
- Nghị định 67 sửa đổi Nghị định 178 về tiêu chí đánh giá cán bộ công chức, viên chức và người lao động để thực hiện sắp xếp và giải quyết chính sách, chế độ như thế nào?
- Chốt lịch nghỉ hè 2025 học sinh Hà Nội còn bao nhiêu ngày? Tính thời gian nghỉ hè nếu trùng với thời gian nghỉ thai sản của giáo viên nữ như thế nào?
- Những hình thức xử phạt bổ sung đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động gồm những gì?