Chính thức 03 đối tượng Nghỉ hưu trước tuổi được hưởng lương hưu ngay theo Nghị định 178, cụ thể là những ai?
Chốt 3 đối tượng Nghỉ hưu trước tuổi được hưởng lương hưu ngay theo Nghị định 178, cụ thể là những ai?
Tại Điều 4 Thông tư 1/2025/TT-BNV có quy định như sau:
Cách tính hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi
Đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư này đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, thì được hưởng ngay lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi; đồng thời được hưởng trợ cấp hưu trí một lần quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP; trợ cấp theo số năm nghỉ sớm và trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
...
Theo đó, đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư 1/2025/TT-BNV đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP, thì được hưởng ngay lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Dẫn chiếu đến đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư 1/2025/TT-BNV là cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người lao động quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP.
Như vậy, 03 đối tượng Nghỉ hưu trước tuổi được hưởng lương hưu ngay theo Nghị định 178 là cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 1 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP và lực lượng vũ trang chịu sự tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính các cấp (sau đây viết tắt là sắp xếp tổ chức bộ máy), bao gồm:
- Công chức, viên chức không giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý;
- Cán bộ, công chức cấp xã;
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động một số loại công việc trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật trước thời điểm ngày 15/01/2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức.
MỚI NHẤT:
>>> Cách tính tiền trợ cấp Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178
>>> Hướng dẫn cách tính tiền trợ cấp Nghỉ thôi việc theo Nghị định 178
>>> Lao động hợp đồng được nhận tiền Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 không?
>>> Chốt nhóm lao động hợp đồng được nhận tiền Nghỉ thôi việc theo Nghị định 178
>>> Bảng tra cứu thời điểm nghỉ hưu theo tháng sinh năm sinh mới nhất 2025
>>> Chốt điều kiện hưởng lương hưu ngay khi Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178
>>> Cán bộ công chức cấp xã sẽ thuộc biên chế của tỉnh, TP trực thuộc trung ương
>>> Không còn phân biệt cán bộ công chức cấp xã với các cấp tỉnh, Trung ương
>>> Tổ chức sát hạch sàng lọc công chức theo vị trí việc làm
CÁC BIỂU MẪU DÙNG CHO CHÍNH SÁCH NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI, NGHỈ THÔI VIỆC, VÀ CÁC CHÍNH SÁCH KHÁC CỦA NGHỊ ĐỊNH 178
Phiếu thống kê hồ sơ đề nghị hưởng chính sách của NĐ 178: Tải về
Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện chính sách chính sách của NĐ 178: Tải về
Mẫu Tổng hợp Danh sách đề nghị hưởng chính sách của NĐ 178: Tải về
Mẫu Danh sách đề nghị hưởng chính sách Nghỉ thôi việc theo Nghị định 178: Tải về
Mẫu Danh sách đề nghị hưởng chính sách Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178: Tải về
File excel Mẫu Danh sách và dự toán số tiền thực hiện chính sách của NĐ 178: Tải về
Tải Mẫu Đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo Nghị định 178: Tại đây
Chính thức 03 đối tượng Nghỉ hưu trước tuổi được hưởng lương hưu ngay theo Nghị định 178, cụ thể là những ai?
Quy định mới về Cách tính lương hưu năm 2025 như thế nào?
Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 sẽ có hiệu lực, áp dụng cách tính lương hưu mới cho người lao động. Dưới đây là các quy định chi tiết:
A. Đối với người tham gia BHXH bắt buộc
Theo quy định tại Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, mức lương hưu hàng tháng của người tham gia BHXH bắt buộc được tính theo công thức:
Lương hưu = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Trong đó:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu:
+ Đối với lao động nữ: Đóng đủ 15 năm BHXH được hưởng 45%, sau đó mỗi năm đóng thêm được tính thêm 2% >>> Tỷ lệ hưởng tối đa là 75% (tương ứng với 30 năm đóng BHXH).
+ Đối với lao động nam: Đóng đủ 20 năm BHXH được hưởng 45%, sau đó mỗi năm đóng thêm được tính thêm 2% >>> Tỷ lệ hưởng tối đa là 75% (tương ứng với 35 năm đóng BHXH).
Trường hợp lao động nam có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hàng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH; sau đó mỗi năm đóng thêm được tính thêm 1%.
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:
Được tính bằng bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu như sau:
+ Bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995: Bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
+ Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/1995 - 31/12/2000: Bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
+ Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2001 - 31/12/2006: Bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
+ Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2007 - 31/12/2015: Bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
+ Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 - 31/12/2019: Bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2020 - 31/12/2024: Bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2025 trở đi: Bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
- NLĐ có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của toàn bộ thời gian.
- NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Lưu ý: Việc tính mức lương hưu hằng tháng của NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu mà có thời gian đóng BHXH theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên nhưng có thời gian đóng BHXH ở Việt Nam dưới 15 năm thì mỗi năm đóng trong thời gian này được tính bằng 2,25% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
B. Đối với người tham gia BHXH tự nguyện
Theo quy định tại Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, mức lương hưu hàng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện được tính theo công thức:
Lương hưu = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân thu nhập đóng BHXH
Trong đó:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu:
+ Đối với lao động nữ: Đóng đủ 15 năm BHXH được hưởng 45%, sau đó mỗi năm đóng thêm được tính thêm 2% >>> Tỷ lệ hưởng tối đa là 75% (tương ứng với 30 năm đóng BHXH).
+ Đối với lao động nam: Đóng đủ 20 năm BHXH được hưởng 45%, sau đó mỗi năm đóng thêm được tính thêm 2% >>> Tỷ lệ hưởng tối đa là 75% (tương ứng với 35 năm đóng BHXH).
Trường hợp lao động nam có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hàng tháng bằng 40% mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH; sau đó mỗi năm đóng thêm được tính thêm 1%.
- Mức bình quân thu nhập đóng BHXH:
Được tính bằng bình quân các mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng.
Thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng BHXH của NLĐ được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Lưu ý: Việc tính mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên nhưng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam dưới 15 năm thì mỗi năm đóng trong thời gian này được tính bằng 2,25% mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 104 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 hưởng tất cả bao nhiêu chế độ, chính sách?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP, CBCCVC nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 được hưởng tổng cộng 03 chính sách và 07 chế độ, cụ thể là:
1. Chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi do sắp xếp tổ chức bộ máy: Gồm 3 chế độ
- Hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm:
- Hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và số năm nghỉ sớm mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
- Nếu thuộc đối tượng khen thưởng quá trình cống hiến theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng 2022 và Nghị định 98/2023/NĐ-CP mà còn thiếu thời gian công tác giữ chức vụ lãnh đạo tại thời điểm nghỉ hưu để được khen thưởng quá trình cống hiến thì được tính thời gian nghỉ hưu sớm tương ứng với thời gian còn lại của nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời gian bổ nhiệm của chức vụ hiện đảm nhiệm để xét khen thưởng quá trình cống hiến theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng 2022 và Nghị định 98/2023/NĐ-CP. Đối với cán bộ, công chức, viên chức không thuộc đối tượng xét khen thưởng quá trình cống hiến thì được cấp có thẩm quyền xem xét các hình thức khen thưởng phù hợp với thành tích đạt được.
2. Chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: Gồm 2 chế độ
- Hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và số năm nghỉ sớm mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
- Hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm.
3. Chính sách nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm hoặc đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm: Gồm 2 chế độ
- Hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và số năm nghỉ sớm mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
- Hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm











- Nghị định 67: Chính thức mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi dành cho CBCCVC và người lao động nằm trong khoảng nào?
- Lao động hợp đồng được nhận tiền Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 không? Nếu được thì cần điều kiện gì?
- Nghỉ thôi việc: Chốt khen thưởng cán bộ công chức, viên chức và người lao động tại khu vực thủ đô cụ thể trong trường hợp nào?
- Ưu tiên nghỉ thôi việc: Tuổi nghỉ hưu công chức viên chức còn dưới 10 năm thì thuộc hàng ưu tiên nhất khi xét hưởng chính sách tại khu vực thủ đô đúng không?
- Tổng hợp lời chúc Valentine Đen 2025 hay, ngắn gọn, độc đáo nhất? Công ty có phải tặng quà cho người lao động vào Valentine Đen 2025 không?