Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 8 năm 2024 giảm 4,12% so với bình quân tháng 7 đúng không? Chỉ số giá tiêu dùng ảnh hưởng thế nào đến mức lương cơ sở?
Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 8 năm 2024 giảm 4,12% so với bình quân tháng 7 đúng không?
Theo Mục 1 Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2024 quy định:
I. Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 năm 2024 và 08 tháng năm 2024
...
Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 ổn định so với tháng trước, bình quân 08 tháng tăng 4,04% so với cùng kỳ, thấp hơn bình quân 7 tháng là 4,12%. Tỷ giá, thị trường tiền tệ, ngoại hối diễn biến phù hợp với thị trường thế giới. Thu ngân sách nhà nước 08 tháng ước đạt 78,5% dự toán năm, tăng 17,8% so với cùng kỳ trong khi đã thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất...; chi ngân sách được điều hành chặt chẽ, tiết kiệm; bội chi, nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia được kiểm soát tốt. Kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu 08 tháng tăng lần lượt là: xuất nhập khẩu tăng 16,7%, xuất khẩu tăng 15,8% và nhập khẩu tăng 17,7% so với cùng kỳ; xuất siêu 19,07 tỷ đô la Mỹ (USD). Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước được đẩy mạnh thực hiện; tính chung 08 tháng ước đạt 47,8% kế hoạch năm, tăng 2,0% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt 20,52 tỷ USD, tăng 7,0% so với cùng kỳ; vốn FDI thực hiện ước đạt 14,15 tỷ USD, tăng 8,0% so với cùng kỳ.
...
Theo đó chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 8 ổn định so với tháng trước, bình quân 08 tháng tăng 4,04% so với cùng kỳ, thấp hơn bình quân 7 tháng là 4,12%.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 8 năm 2024 giảm 4,12% so với bình quân tháng 7 đúng không? Chỉ số giá tiêu dùng ảnh hưởng thế nào đến mức lương cơ sở? (Hình từ Internet)
Chỉ số giá tiêu dùng CPI ảnh hưởng thế nào đến mức lương cơ sở?
Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
3. Đối với các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương: Thực hiện bảo lưu phần chênh lệch giữa tiền lương và thu nhập tăng thêm tháng 6 năm 2024 của cán bộ, công chức, viên chức với tiền lương từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 sau khi sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù. Trong thời gian chưa sửa đổi hoặc bãi bỏ các cơ chế này thì thực hiện mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng theo cơ chế đặc thù từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6 năm 2024 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc). Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung.
4. Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở sau khi báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo đó chỉ số giá tiêu dùng CPI, khả năng ngân sách nhà nước và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước sẽ là các yếu tố để Quốc hội xem xét, quyết định đến việc Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở.
Hiện nay áp dụng mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương có đúng không?
Theo khoản 2 Mục 1 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định:
I- TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN
...
2. Bên cạnh kết quả đạt được, chính sách tiền lương vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động. Quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương. Có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ. Chưa phát huy được quyền, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá và trả lương, thưởng, gắn với năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
...
Theo đó hiện nay việc quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương, đó là một trong các tình hình và nguyên nhân dẫn đến việc cải cách tiền lương.
Theo điểm c khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định thì khi cải cách tiền lương sẽ tiến hành bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?