Chi hơn 16 nghìn tỷ đồng từ 1/7/2024 để tăng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng từ 1/7/2024 theo tờ trình Chính phủ như thế nào?
Chi hơn 16 nghìn tỷ đồng từ 1/7/2024 để tăng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng từ 1/7/2024 theo tờ trình Chính phủ như thế nào?
Theo tiểu mục 2.1 Mục 4 Tờ trình về việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng có nêu: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị thực hiện điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ ngày 01/7/2024 là 15% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2024.
Ngoài việc thực hiện điều chỉnh theo tỷ lệ chung đối với tất cả đối tượng đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng, đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, thì việc thực hiện điều chỉnh thêm đối với những người hưởng lương hưu, trợ cấp từ trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà có mức hưởng dưới 3.500.000 đồng/tháng được xác định là chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với những người đã có thời gian làm việc, cống hiến trong khu vực Nhà nước giai đoạn trước năm 1995 có mức hưởng thấp hơn so với mặt bằng chung.
Do đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất điều chỉnh theo số tiền tuyệt đối, cụ thể:
Những người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng từ trước ngày 01/01/1995 sau khi điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng thêm 15% theo mức điều chỉnh chung mà có mức hưởng thấp hơn 3.500.000 đồng/tháng thì mức hưởng được điều chỉnh:
- Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/tháng trở xuống;
- Tăng lên bằng 3.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/tháng.
Như vậy, với các đề xuất điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng đã nêu ở trên, thì kinh phí cần thiết hơn 16 nghìn tỷ đồng, cụ thể:
- Đối với ngân sách nhà nước: kinh phí điều chỉnh tăng thêm 3.760 tỷ đồng (thực hiện trong 06 tháng năm 2024).
- Đối với nguồn quỹ bảo hiểm xã hội: kinh phí điều chỉnh 12.567 tỷ đồng (thực hiện trong 06 tháng năm 2024).
Xem chi tiết Tờ trình về việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng: Tại đây
Xem chi tiết Dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng: Tại đây
Chi hơn 16 nghìn tỷ đồng từ 1/7/2024 để tăng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng từ 1/7/2024 theo tờ trình Chính phủ như thế nào? (Hình từ Internet)
Người lao động nhận lương hưu trong khoảng thời gian nào của tháng?
Tại khoản 4.1.4 Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 có quy định như sau:
Điều 7. Giải quyết và chi trả
...
4. Chi trả chế độ BHXH hàng tháng
...
4.1.4. Tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng cho người hưởng qua Hệ thống bưu điện theo Hợp đồng đã ký kết.
a) Chi trả tại điểm chi trả: Từ ngày 02 đến ngày 10 của tháng tổ chức chi trả ít nhất 6 giờ/ngày tại tất cả các điểm chi trả; chỉ kết thúc chi trả trước ngày mùng 10 đối với các điểm đã chi trả hết số lượng người hưởng theo danh sách do cơ quan BHXH chuyển đến
b) Chi trả tại điểm giao dịch của Bưu điện huyện: Từ ngày 11 của tháng, tiếp tục chi trả tại các điểm chi trả là điểm giao dịch của bưu điện đến hết ngày 25 của tháng.
...
Theo đó, lương hưu được chi vào những ngày sau:
- Chi trả tại điểm chi trả: từ ngày 02 đến ngày 10 của tháng tổ chức chi trả ít nhất 6 giờ/ngày tại tất cả các điểm chi trả; chỉ kết thúc chi trả trước ngày mùng 10 đối với các điểm đã chi trả hết số lượng người hưởng theo danh sách do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến.
- Chi trả tại các điểm giao dịch của Bưu điện huyện: từ ngày 11 của tháng, tiếp tục chi trả tại các điểm chi trả là điểm giao dịch của bưu điện đến hết ngày 25 của tháng.
Như vậy, người lao động có thể nhận lương hưu bắt đầu từ ngày 02 đến hết ngày 25 hàng của tháng.
Trên thực tế, vào ngày 02 hàng tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ chi trả lương hưu cho người lao động. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình, ngày phát lương có thể sẽ bị thay đổi do trùng vào các dịp nghỉ, ngày lễ trong năm . Do đó, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ có thông báo về sự điều chỉnh để chi trả lương hưu hợp lý cho người lao động.
Ai chi trả lương hưu cho người lao động?
Tại Điều 93 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau::
Cơ quan bảo hiểm xã hội
1. Cơ quan bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thanh tra việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.
...
Theo đó, cơ quan bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Có thể thấy hưu trí là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội.
Như vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ là nơi chi trả lương hưu cho những đối tượng được hưởng lương hưu.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?