Chỉ định ban chấp hành lâm thời công đoàn trong những trường hợp nào?
Chỉ định ban chấp hành lâm thời trong những trường hợp nào?
Căn cứ tiểu mục 9.2 Mục 9 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 thì công đoàn cấp trên trực tiếp có quyền chỉ định ban chấp hành lâm thời công đoàn cấp dưới và các chức danh trong cơ quan thường trực của ban chấp hành lâm thời công đoàn (bằng văn bản) trong các trường hợp sau:
- Khi quyết định thành lập tổ chức công đoàn.
- Khi quyết định hợp nhất, nâng cấp, hạ cấp, chia tách, sáp nhập tổ chức công đoàn.
- Khi ban chấp hành công đoàn bị kỷ luật bằng hình thức giải tán.
- Khi không tổ chức được đại hội theo quy định.
- Khi không tổ chức được hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể, hội nghị ban chấp hành mở rộng theo Mục 7 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020.
Chỉ định ban chấp hành lâm thời công đoàn trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời công đoàn là bao lâu?
Căn cứ Điều 11 Điều lệ công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
Ban chấp hành công đoàn các cấp
1. Ban chấp hành công đoàn cấp nào do đại hội công đoàn cấp đó bầu ra.
a. Ban chấp hành công đoàn cấp dưới phải được công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận.
b. Trường hợp cần thiết, công đoàn cấp trên được quyền chỉ định ủy viên ban chấp hành và các chức danh trong ban chấp hành công đoàn cấp dưới, chỉ định ban chấp hành lâm thời và các chức danh trong ban chấp hành lâm thời công đoàn cấp dưới. Thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời công đoàn không quá 12 tháng. Khi có đề nghị của công đoàn cấp dưới, công đoàn cấp trên có thể điều chỉnh kéo dài thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời cho phù hợp với kế hoạch đại hội công đoàn các cấp, nhưng tối đa không quá 30 tháng.
2. Đoàn viên đã ra khỏi tổ chức công đoàn, nếu tiếp tục có nguyện vọng gia nhập Công đoàn Việt Nam thì phải có đơn xin gia nhập lại tổ chức Công đoàn, do công đoàn cấp trên xem xét kết nạp lại.
3. Số lượng ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp nào do đại hội công đoàn cấp đó quyết định và không vượt số lượng theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn. Trường hợp cần tăng thêm số lượng ủy viên ban chấp hành so với số lượng đã được đại hội biểu quyết thông qua hoặc vượt quá số lượng theo quy định của Tổng Liên đoàn, phải làm văn bản xin ý kiến và được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp trước khi tiến hành, nhưng không vượt quá 10%; trường hợp tăng số lượng ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định, nhưng không vượt quá 5%.
4. Khi khuyết ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp nào, ban chấp hành công đoàn cấp đó bầu bổ sung hoặc do công đoàn cấp trên trực tiếp chỉ định, số lượng bổ sung trong nhiệm kỳ đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên không vượt quá một phần hai (1/2), đối với công đoàn cơ sở không vượt quá hai phần ba (2/3) số lượng ủy viên ban chấp hành đã được đại hội quyết định. Trường hợp cần bổ sung vượt quá quy định trên, phải được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp.
5. Ủy viên ban chấp hành công đoàn các cấp khi nghỉ hưu, nghỉ việc chờ nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác; ủy viên ban chấp hành là cán bộ công đoàn chuyên trách khi không còn là chuyên trách công đoàn, thì đương nhiên thôi tham gia ban chấp hành công đoàn cấp đó và công đoàn cấp trên (nếu có), kể từ thời điểm nghỉ hưu, nghỉ việc chờ nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác, thôi chuyên trách công đoàn ghi trong quyết định hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
...
Theo đó, thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời công đoàn không quá 12 tháng.
Khi có đề nghị của công đoàn cấp dưới, công đoàn cấp trên có thể điều chỉnh kéo dài thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời cho phù hợp với kế hoạch đại hội công đoàn các cấp, nhưng tối đa không quá 30 tháng.
Ban chấp hành công đoàn cơ sở có cơ cấu như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 2 Hướng dẫn 28/HD-TLĐ năm 2021 nêu cơ cấu ban chấp hành công đoàn cơ sở như sau:
- Ban chấp hành công đoàn cơ sở cần có số lượng hợp lý, cơ cấu đảm bảo nhu cầu, tính đại diện của đoàn viên theo khu vực, đơn vị, bộ phận sản xuất...
Đối với công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp, ưu tiên cơ cấu tổ trưởng công đoàn, đảm bảo tỷ lệ từ 50% trở lên so với tổng số ủy viên ban chấp hành.
- Ban chấp hành công đoàn cơ sở đương nhiệm có trách nhiệm dự kiến cơ cấu nhân sự ban chấp hành khóa mới trên cơ sở số lượng ủy viên ban chấp hành đã được công đoàn cấp trên phê duyệt, phân bổ đến tổ công đoàn, công đoàn bộ phận hoặc công đoàn cơ sở thành viên (nếu có), để làm căn cứ lấy ý kiến đoàn viên giới thiệu nhân sự tham gia ban chấp hành khóa mới trình đại hội quyết định.
- Căn cứ kết quả giới thiệu nhân sự, ban chấp hành khóa đương nhiệm lựa chọn những người đạt tỷ lệ giới thiệu cao, làm cơ sở trình ra đại hội để tổ chức bầu cử.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?