Cháy nhà máy ở Đài Loan người lao động Việt Nam được hỗ trợ những gì?
Người lao động Việt Nam xuất khẩu lao động Đài Loan theo hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định về các hình thức xuất khẩu lao động hợp pháp:
Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
c) Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
d) Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
3. Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
Theo đó, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức hợp đồng sau đây:
- Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
- Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
- Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
Cháy nhà máy ở Đài Loan người lao động Việt Nam được hỗ trợ những gì?
Cháy nhà máy ở Đài Loan người lao động Việt Nam được hỗ trợ những gì?
Chiều tối ngày 22/09/2023 vừa qua đã xảy ra vụ cháy nổ tại Công ty HHCP khoa kỹ quốc tế Minh Dương tại Đài Đông, Đài Loan). Đây là nhà máy sản xuất bóng chơi golf, có hơn 500 lao động đang làm việc, trong đó có 106 lao động Việt Nam. Tính đến 12 giờ ngày 23/9, cơ quan chức năng sở tại đã xác định có 06 người bị thiệt mạng (gồm 03 lính cứu hoả và 03 nhân viên), 98 người bị thương, 05 người mất tích.
Tới 13 giờ ngày 23/9 xác nhận có 16 lao dộng Việt Nam bị thương, không có trường hợp tử vong, phần lớn là người lao động bị thương nhẹ và trung bình, một số người lao động đã được xuất viện trong vụ cháy nhà máy ở Đài Loan. Các lao động Việt Nam đều không nguy hiểm đến tính mạng.
Ngay sau khi phát sinh vụ việc, để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã yêu cầu:
+ Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan khẩn trương cử cán bộ đến hiện trường, phối hợp với người sử dụng lao động, công ty dịch vụ việc làm.
+ Các cơ quan liên quan của Đài Loan và bệnh viện tích cực cứu chữa, bảo vệ sức khỏe của người lao động;
+ Đề nghị phía Đài Loan chi trả chi phí chữa trị và có hình thức hỗ trợ vật chất, tinh thần cho người lao động bị thương;
+ Bố trí việc làm cho người lao động sau vụ cháy nổ.
Cục Quản lý lao động cũng đã chỉ đạo các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc tại Công ty Minh Dương cử cán bộ đại diện thường trực tại bệnh viện để phối hợp kịp thời cứu chữa, bảo vệ sức khỏe cho người lao động
+ Phối hợp với đối tác, người sử dụng lao động động viên, ổn định tâm lý, bố trí nơi ăn, ở và chi phí sinh hoạt hàng ngày cho người lao động;
+ Chuyển chủ, chuyển xưởng cho người lao động (nếu có nhu cầu) trong trường hợp nhà máy chưa bố trí được việc làm;
+ Thường xuyên báo cáo Ban QLLĐ Việt Nam tại Đài Loan để được hướng dẫn, hỗ trợ xử lý trường hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền.
Trong thời gian tới, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan của Việt Nam và phía Bạn theo dõi sát tình hình, kịp thời xử lý các phát sinh, đảm bảo tối đa quyền lợi của người lao động làm việc tại Nhà máy Minh Dương.
Xem chi tiết tại: http://dolab.gov.vn/New/View2.aspx?Key=8323
Người lao động xuất khẩu lao động trái phép sẽ bị xử phạt như thế nào?
Xuất khẩu lao động trái phép được hiểu là việc môi giới, hướng dẫn, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mà không qua đúng thủ tục pháp lý, chính thức và không có sự cho phép của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Điều này là một hành vi bất hợp pháp và có thể gây ra nhiều rủi ro cho người lao động, bao gồm nạn nhân bị bóc lột lao động, phục vụ tình dục, buộc phải làm việc trong điều kiện nguy hiểm và thiếu an toàn.
Đồng thời căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định:
Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại
...
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật;
b) Hủy hoại, tẩy, xóa, sửa chữa hoặc làm sai lệch hình thức, nội dung ghi trong hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
...
Như vậy, khi người lao động xuất khẩu lao động trái phép trở về nước sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định.
Ngoài ra, người vượt biên trái phép khi bị bắt giữ còn đối mặt với các hình thức xử lý theo pháp luật của nước sở tại như bị giam giữ, buộc lao động công ích, bị phạt tiền, trục xuất về nước.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?