Cáp dẫn động của thiết bị nâng phải được thiết kế như thế nào?

Cho tôi hỏi để đảm bảo an toàn đối với thiết bị nâng thì cáp dẫn động phải được thiết kế như thế nào? Câu hỏi của anh H.T.Q (Long An)

Hướng dẫn lắp ráp thiết bị nâng quy định ở đâu?

Căn cứ theo Mục 1.4 TCVN 4244:2005 có nêu như sau:

1.4. Hồ sơ kỹ thuật
1.4.1. Hồ sơ kỹ thuật đối với các thiết bị nâng chế tạo hoặc trang bị lại dưới sự giám sát kỹ thuật của cơ quan có thẩm quyền bao gồm:
1. Bản thuyết minh chung; bản tính chọn thiết bị điện, thủy lực hoặc khí nén; bản tính độ bền và độ ổn định của thiết bị nâng hoặc lý lịch của chúng.
2. Bản vẽ tổng thể thiết bị nâng có ghi các kích thước và thông số chính.
3. Bản vẽ sơ đồ nguyên lí hoạt động và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống truyền động điện, thủy lực hoặc khí nén, thiết bị điều khiển và bố trí các thiết bị an toàn.
4. Bản vẽ các kết cấu kim loại.
5. Bản vẽ lắp các cụm cơ cấu của thiết bị nâng, sơ đồ mắc cáp.
6. Quy trình chế tạo các bộ phận đặc biệt;
7. Qui trình kiểm tra và thử tải.
8. Hướng dẫn lắp ráp và vận hành an toàn.
1.4.2. Khi sử dụng các kết cấu kim loại, các chi tiết, các cơ cấu và thiết bị được chế tạo theo tiêu chuẩn hóa cũng như việc áp dụng các quy trình công nghệ nhiệt luyện và các tính toán theo tiêu chuẩn hoặc các điều kiện kỹ thuật khác được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, thì không yêu cầu phải duyệt riêng.
1.4.3 .Khi sửa đổi các thiết bị nâng trong trường hợp hoán cải hoặc sửa chữa, hồ sơ kỹ thuật trình duyệt phải phù hợp với những thay đổi đó theo yêu cầu của Tiêu chuẩn này.
1.4.4. Khi kiểm tra lần đầu các thiết bị nâng chế tạo theo bản thiết kế không được cơ quan có thẩm quyền duyệt và trong các trường hợp riêng biệt khác thì khối lượng các hồ sơ kỹ thuật cần thiết nêu ở 1.4.1 có thể được giảm bớt nếu được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
...

Như vậy, hướng dẫn lắp ráp thiết bị nâng được quy định trong hồ sơ kỹ thuật đối với các thiết bị nâng chế tạo hoặc trang bị lại dưới sự giám sát kỹ thuật của cơ quan có thẩm quyền.

Cáp dẫn động của thiết bị nâng phải được thiết kế như thế nào?

Cáp dẫn động của thiết bị nâng phải được thiết kế như thế nào? (Hình từ Internet)

Cáp dẫn động của thiết bị nâng phải được thiết kế như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 1.5.2.4 Mục 1.5 TCVN 4244:2005 có nêu như sau:

1.5.2. Các yêu cầu an toàn về kết cấu
...
1.5.2.4. Các yêu cầu bổ sung đối với cabin điều khiển kiểu treo - nâng
1.5.2.4.1. Số người được phép có mặt trong cabin và tải trọng lớn nhất của cabin phải không đổi và phải được chỉ báo rõ ràng. Ngoài ra, hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng đối với cabin điều khiển kiểu treo - nâng phải được dán trong cabin.
1.5.2.4.2. Cabin phải được định vị chắc chắn để không bị xoay hoặc bị lắc nguy hiểm.
1.5.2.4.3. Cabin phải được bố trí một thiết bị chống rơi, hoặc có thể có hai cơ cấu treo cabin với điều kiện cabin vẫn còn giữ được nếu một trong 2 cơ cấu treo bị đứt, hoặc cơ cấu dẫn động hoặc cơ cấu phanh bị hỏng. Mỗi một cơ cấu treo riêng biệt phải được thiết kế với hệ số an toàn không nhỏ hơn 5 lần tải trọng làm việc lớn nhất.
Nếu có một thiết bị chống rơi và chỉ có một cơ cấu treo, thì hệ số an toàn tối thiểu khi tính toán thiết kế phải lấy bằng 8 lần tải trọng làm việc lớn nhất.
Cáp dẫn động phải được thiết kế với sức bền tối thiểu theo nhóm cơ cấu M8. Đường kính của cáp không được nhỏ hơn 6 mm. Cáp dẫn động làm việc ngoài trời phải là loại cáp thép mạ kẽm.
1.5.2.4.4. Khi tốc độ hạ đạt tới 1,4 lần tốc độ định mức thì cabin sẽ tự động tạm dừng lại.
Cabin phải có chuyển động độc lập với tải.
1.5.2.4.5. Tất cả các điều khiển sẽ tự động dừng ngay sau khi người điều khiển ra khỏi cabin.
1.5.2.4.6. Các công tắc giới hạn thông thường và khẩn cấp phải được lắp đặt tại vị trí cao nhất và thấp nhất của cabin, với hệ thống đóng ngắt và hoạt động riêng biệt. Các công tắc giới hạn khẩn cấp sẽ trực tiếp cắt mạch điện chính và phát tín hiệu cảnh báo.
Trong trường hợp cabin va đập vào vật cản hoặc các cơ cấu treo bị hỏng, các chuyển động của thiết bị nâng sẽ tự động dừng. Các thiết bị để đưa thiết bị nâng trở lại hoạt động không phải là kiểu tự khởi động lại.
1.5.2.4.7. Nếu tốc độ di chuyển của cabin lớn hơn 40 m/phút, thì phải lắp đặt thiết bị làm giảm tốc ngay tức thì để các đệm giảm chấn không thể bị va chạm tại tốc độ lớn hơn 40 m/phút. Nếu tốc độ va chạm lớn hơn 20 m/phút, thì phải lắp đặt đệm giảm chấn kiểu hấp thụ năng lượng.
1.5.2.4.8. Cabin phải được lắp đặt hệ thống báo tín hiệu báo động độc lập với điện cấp nguồn của thiết bị nâng. Cabin cũng phải được trang bị thiết bị để người điều khiển thoát xuống đất, thí dụ như thang dây hoặc thiết bị thoát hiểm, và phải luôn sẵn có trong buồng điều khiển.
1.5.2.4.9. Người sử dụng phải đảm bảo rằng với độ cao xếp chồng hàng hóa cao nhất, thì vẫn có một khoảng cách an toàn bằng 0,5 m cách đáy cabin ở vị trí làm việc cao nhất.
1.5.2.4.10. Chỉ có thể điều khiển từ xa thiết bị nâng từ dưới mặt đất với cabin đang ở vị trí làm việc cao nhất của nó.
...

Như vậy, cáp dẫn động phải được thiết kế với sức bền tối thiểu theo nhóm cơ cấu M8. Đường kính của cáp không được nhỏ hơn 6 mm.

Cáp dẫn động làm việc ngoài trời phải là loại cáp thép mạ kẽm.

Có mấy phương pháp phân nhóm chung thiết bị nâng?

Căn cứ theo tiểu mục 2.1.1 Mục 2.1 TCVN 4244:2005 có nêu như sau:

2.1. Phân nhóm và tải trọng tác dụng lên các kết cấu, cơ cấu của thiết bị nâng
2.1.1. Phân nhóm các thiết bị nâng và các bộ phận cấu thành
2.1.1.1. Phương pháp phân nhóm chung
Trong thiết kế thiết bị nâng và các bộ phận cấu thành của chúng, cần phải xét đến chế độ làm việc mà thiết bị nâng và các bộ phận cấu thành của chúng phải làm việc trong quá trình sử dụng; với mục đích này việc phân nhóm được thực hiện như sau:
- Phân nhóm thiết bị nâng theo tổng thể;
- Phân nhóm các cơ cấu riêng biệt của thiết bị nâng theo tổng thể;
- Phân nhóm các bộ phận của kết cấu và cơ cấu thiết bị nâng.
Việc phân nhóm này được căn cứ theo:
- Tổng thời gian sử dụng của hạng mục đang xét;
- Tải dưới móc cẩu, phổ tải hoặc phổ ứng suất đối với hạng mục đang xét.
...

Như vậy, phân nhóm thiết bị nâng gồm 3 phương pháp phân nhóm chung gồm:

- Phân nhóm thiết bị nâng theo tổng thể;

- Phân nhóm các cơ cấu riêng biệt của thiết bị nâng theo tổng thể;

- Phân nhóm các bộ phận của kết cấu và cơ cấu thiết bị nâng.

Thiết bị nâng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Để đảm bảo yêu cầu an toàn chỉ được phép bố trí những người điều khiển thiết bị nâng khi đáp ứng điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Hành vi không được thực hiện trong quá trình sử dụng thiết bị nâng để đảm bảo an toàn?
Lao động tiền lương
Công nhân điều khiển thiết bị nâng phải đảm bảo yêu cầu an toàn trong sử dụng như thế nào?
Lao động tiền lương
Đơn vị sử dụng chỉ được phép sử dụng những thiết bị nâng có tình trạng như thế nào để đảm bảo an toàn?
Lao động tiền lương
Những người tiến hành công việc tháo lắp thiết bị nâng ở độ cao trên 2m phải đáp ứng điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Khi đặt thiết bị nâng phải thực hiện biện pháp gì để đảm bảo yêu cầu an toàn?
Lao động tiền lương
Trong quá trình tháo lắp thiết bị nâng nghiêm cấm những hành vi nào để đảm bảo an toàn?
Lao động tiền lương
Công việc lắp ráp thiết bị nâng phải được tiến hành theo quy trình như thế nào?
Lao động tiền lương
Quy trình tháo dỡ thiết bị nâng phải được tiến hành như thế nào?
Lao động tiền lương
Trong quá trình lắp ráp thiết bị nâng chạy trên ray phải thực hiện công việc gì để đảm bảo yêu cầu an toàn?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thiết bị nâng
254 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thiết bị nâng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thiết bị nâng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào