Cán bộ lãnh đạo có được bảo lưu phụ cấp chức vụ khi luân chuyển công tác hay không?
Thế nào là luân chuyển cán bộ?
Tại khoản 1 Điều 3 Quy định 65/QĐ-TW năm 2022 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Luân chuyển cán bộ là việc phân công hoặc bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc yêu cầu của chức danh được quy hoạch.
2. Người địa phương là người có quê quán ở địa phương đó (trừ trường hợp có quê quán ở địa phương đó nhưng có 3 thế hệ sinh ra, lớn lên và sinh sống ở địa phương khác) hoặc là người có quê quán ở địa phương khác nhưng có 3 thế hệ sinh ra, lớn lên và sinh sống ở địa phương đó.
3. Cán bộ giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp là người giữ chức vụ cấp trưởng liên tục từ 8 năm trở lên ở cùng một địa phương, cơ quan, đơn vị.
4. Cơ quan nơi có cán bộ luân chuyển đi là địa phương, cơ quan, đơn vị có cán bộ được luân chuyển (gọi chung là cơ quan nơi đi).
5. Cơ quan nơi có cán bộ luân chuyển đến là địa phương, cơ quan, đơn vị tiếp nhận cán bộ luân chuyển (gọi chung là cơ quan nơi đến).
Như vậy, luân chuyển cán bộ là việc phân công hoặc bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc yêu cầu của chức danh được quy hoạch.
Cán bộ lãnh đạo có được bảo lưu phụ cấp chức vụ khi luân chuyển công tác hay không? (Hình từ Internet)
Cán bộ lãnh đạo được chọn để luân chuyển công tác phải đáp ứng những điều kiện nào?
Tại Điều 5 Quy định 65/QĐ-TW năm 2022 quy định như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện
1. Có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, năng lực công tác và triển vọng phát triển; đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của chức vụ đảm nhiệm khi luân chuyển.
2. Có đủ sức khoẻ và còn thời gian công tác ít nhất 10 năm công tác tính từ thời điểm luân chuyển. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Như vậy, cán bộ lãnh đạo được chọn để luân chuyển công tác phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định pháp luật nêu trên.
Cán bộ lãnh đạo có được bảo lưu phụ cấp chức vụ khi luân chuyển công tác hay không?
Tại Mục II Thông tư 02/2005/TT-BNV quy định như sau:
NGUYÊN TẮC VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC HƯỞNG, THÔI HƯỞNG PHỤ CẤP CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO
1. Nguyên tắc
Cán bộ, công chức, viên chức được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo nào thì hưởng mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó; nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì hưởng mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất.
2. Các trường hợp được hưởng và thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo:
a) Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác, nếu có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn thì được giữ mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ.
b) Cán bộ, công chức, viên chức được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo khác, nếu có mức phụ cấp chức vụ mới thấp hơn mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ mà không thuộc diện luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ, thì được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng kể từ ngày được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc ngày được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo mới; từ tháng thứ 7 trở đi hưởng mưc phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo mới.
...
Theo quy định trên thì trường hợp cán bộ đang giữ chức danh lãnh đạo mà theo yêu cầu nhiệm vụ phải luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác, nếu có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn thì được giữ mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ chứ không cần bảo lưu.
Đối với trường hợp cán bộ lãnh đạo được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo khác, nếu có mức phụ cấp chức vụ mới thấp hơn mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ mà không thuộc diện luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ, thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ
Việc bảo lưu được thực hiện trong vòng 6 tháng kể từ ngày được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc ngày được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo mới; từ tháng thứ 7 trở đi hưởng mưc phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo mới.
Phải đảm bảo bố trí chức danh khi thực hiện luân chuyển cán bộ theo nguyên tắc nào?
Tại khoản 3 Điều 4 Quy định 65-QĐ/TW năm 2022 quy định như sau:
Phạm vi, đối tượng, chức danh luân chuyển
1. Phạm vi
Luân chuyển từ cấp trên xuống cấp dưới, từ cấp dưới lên cấp trên, từ địa phương này sang địa phương khác; giữa các cơ quan, tổ chức cùng cấp trong hệ thống chính trị.
2. Đối tượng
- Cán bộ được quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp.
- Cán bộ được luân chuyển để thực hiện chủ trương bố trí cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương và cán bộ không giữ chức vụ cấp trưởng quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan, đơn vị, gồm: Bí thư cấp ủy, chủ tịch Ủy ban nhân dân, chánh án tòa án nhân dân, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân và cấp trưởng các ngành công an, thanh tra, tài chính, thuế, hải quan cấp tỉnh, cấp huyện.
- Trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Nguyên tắc bố trí chức danh khi luân chuyển
Cơ bản thực hiện theo nguyên tắc bố trí giữ chức vụ tương đương với chức vụ đang đảm nhiệm. Trường hợp cần thiết, cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bố trí chức vụ cao hơn chức vụ đang đảm nhiệm đối với cán bộ có phẩm chất, năng lực nổi trội, có khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của chức vụ dự kiến phân công, bố trí.
Theo quy định trên, khi luân chuyển cán bộ phải bố trí giữ chức vụ tương đương với chức vụ đang đảm nhiệm.
Trường hợp cần thiết, cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bố trí chức vụ cao hơn chức vụ đang đảm nhiệm đối với cán bộ có phẩm chất, năng lực nổi trội, có khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của chức vụ dự kiến phân công, bố trí.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?