Cần bao nhiêu điểm thì đạt yêu cầu của kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng?
Cần bao nhiêu điểm thì đạt yêu cầu của kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng?
Căn cứ Điều 24 Thông tư 08/2023/TT-BTP quy định như sau:
Chấm điểm kiểm tra
1. Các bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 100.
Mỗi bài kiểm tra viết do hai thành viên Ban Chấm thi chấm và cho điểm độc lập theo hướng dẫn, đáp án, thang điểm do Chủ tịch Hội đồng kiểm tra quyết định. Điểm của mỗi bài kiểm tra là trung bình cộng điểm mà hai thành viên chấm thi đã chấm. Trong trường hợp hai thành viên chấm thi cho điểm chênh lệch nhau từ 20 điểm trở lên thì Trưởng Ban Chấm thi phân công hai thành viên khác của Ban Chấm thi chấm lại bài kiểm tra của thí sinh; điểm chấm lần này là điểm chính thức của bài kiểm tra.
Bài kiểm tra trắc nghiệm được chấm theo hướng dẫn, đáp án, thang điểm do Chủ tịch Hội đồng kiểm tra quyết định.
2. Thí sinh đạt yêu cầu của kỳ kiểm tra phải có số điểm của mỗi bài kiểm tra đạt từ 50 điểm trở lên.
3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc chấm điểm kiểm tra, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm tra cho Sở Tư pháp, Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và Hội công chứng viên của địa phương nơi có người tham dự kỳ kiểm tra, đồng thời đăng tải kết quả kiểm tra trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Theo đó, thí sinh đạt yêu cầu của kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng phải có số điểm của mỗi bài kiểm tra đạt từ 50 điểm trở lên.
Cần bao nhiêu điểm thì đạt yêu cầu của kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng? (Hình từ Internet)
Yêu cầu phúc tra bài kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ Điều 26 Thông tư 08/2023/TT-BTP quy định như sau:
Phúc tra bài kiểm tra
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết quả kiểm tra được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, thí sinh không đồng ý với kết quả kiểm tra viết, kiểm tra trắc nghiệm trên giấy của mình có quyền làm đơn phúc tra gửi Chủ tịch Hội đồng kiểm tra; trường hợp tổ chức kiểm tra trắc nghiệm trên máy vi tính thì không phúc tra đối với bài kiểm tra này.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nhận đơn phúc tra, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra quyết định thành lập Ban Phúc tra. Ban Phúc tra gồm Trưởng ban và ít nhất 02 (hai) thành viên. Các thành viên trong Ban Phách và Ban Chấm thi không được là thành viên của Ban Phúc tra.
3. Việc chấm điểm phúc tra được thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Thông tư này. Kết quả phúc tra phải được Chủ tịch Hội đồng kiểm tra phê duyệt và là kết quả cuối cùng.
Theo đó, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết quả kiểm tra được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, thí sinh không đồng ý với kết quả kiểm tra viết, kiểm tra trắc nghiệm trên giấy của mình có quyền làm đơn phúc tra gửi Chủ tịch Hội đồng kiểm tra.
Trường hợp tổ chức kiểm tra trắc nghiệm trên máy vi tính thì không phúc tra đối với bài kiểm tra này.
Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng những nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Thông tư 08/2023/TT-BTP quy định như sau:
Nội dung và hình thức kiểm tra
1. Nội dung kiểm tra bao gồm:
a) Kiểm tra về pháp luật công chứng, chứng thực, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động công chứng;
b) Kết quả thực hiện những nội dung tập sự theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
2. Hình thức kiểm tra bao gồm:
a) Bài kiểm tra thứ nhất là kiểm tra viết. Thời gian kiểm tra là 180 phút.
b) Bài kiểm tra thứ hai là kiểm tra trắc nghiệm trên máy vi tính; trường hợp chưa có điều kiện tổ chức kiểm tra trên máy vi tính thì kiểm tra trắc nghiệm trên giấy.
Bộ Tư pháp quyết định và thông báo cụ thể về hình thức của bài kiểm tra thứ hai trong dự kiến kế hoạch tổ chức kỳ kiểm tra.
Theo đó, kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng những nội dung sau đây:
- Kiểm tra về pháp luật công chứng, chứng thực, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động công chứng.
- Kết quả thực hiện những nội dung tập sự sau đây:
+ Kỹ năng tiếp nhận, phân loại yêu cầu công chứng; kỹ năng kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của các giấy tờ có trong hồ sơ yêu cầu công chứng; kỹ năng xem xét, nhận dạng chủ thể, năng lực hành vi dân sự của người tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch.
+ Kỹ năng ứng xử với người yêu cầu công chứng, ứng xử theo Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; kỹ năng giải thích cho người yêu cầu công chứng về quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; kỹ năng giải thích lý do khi từ chối yêu cầu công chứng.
+ Kỹ năng nghiên cứu và đề xuất hướng giải quyết hồ sơ yêu cầu công chứng.
+ Kỹ năng soạn thảo hợp đồng, giao dịch theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng; kỹ năng kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của dự thảo hợp đồng, giao dịch do người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn; kỹ năng xác minh.
+ Kỹ năng công chứng bản dịch; kỹ năng chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.
+ Kỹ năng soạn thảo lời chứng.
+ Kiểm tra, sắp xếp, phân loại hồ sơ đã được công chứng, chứng thực để đưa vào lưu trữ.
+ Kỹ năng khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng.
+ Kỹ năng quản trị tổ chức hành nghề công chứng.
+ Các kỹ năng và công việc liên quan đến công chứng khác theo sự phân công của công chứng viên hướng dẫn tập sự.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?