Mệnh Kim hợp mệnh gì? Công ty có được hỏi về mệnh khi phỏng vấn không?
Mệnh Kim hợp mệnh gì? Công ty có được hỏi về mệnh khi phỏng vấn không?
Theo ngũ hành tương sinh, Thổ sinh Kim và Kim sinh Thủy. Nên mệnh Kim sẽ hợp với mệnh Thủy và mệnh Thổ. Ngoài ra, nếu 2 người thuộc mệnh Kim kết hợp với nhau cũng khá thuận lợi vì hiểu được ưu nhược điểm của nhau.
* Thổ sinh Kim: Trong ngũ hành, Thổ (đất) cung cấp môi trường và nguyên liệu giúp hình thành Kim (kim loại, kim khí). Mối quan hệ này mang lại nhiều thuận lợi trong sự nghiệp, công danh cũng như tình duyên.
* Kim sinh Thủy: Người mệnh Kim hợp với mệnh Thủy, tạo nên sự cân bằng và hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống.
* Kim với Kim: Kim gặp Kim sẽ rơi vào quan hệ tương hỗ – tức là cùng hành, hỗ trợ nhau, sự kết hợp giữa hai người mệnh Kim có thể gia tăng năng lượng tích cực, giúp phát triển sự nghiệp, xây dựng mối quan hệ bền vững và đạt được mục tiêu chung.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Mệnh Kim hợp mệnh gì? Công ty có được hỏi về mệnh khi phỏng vấn không? (Hình từ Internet)
Công ty hỏi về mệnh khi phỏng vấn được không?
Hiện nay Bộ luật Lao động 2019 không có quy định về việc nhà tuyển dụng hỏi các vấn đề về mệnh trong phỏng vấn lao động.
Thường thì các công ty sẽ tập trung vào kiểm tra kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, khả năng giải quyết vấn đề và tính cách của ứng viên. Tuy nhiên, có một số công ty hoặc ngành nghề cụ thể có thể yêu cầu kiểm tra, hoặc các phương pháp đo lường tâm lý khác để đánh giá sự phù hợp của ứng viên.
Do đó, nhà tuyển dụng có quyền hỏi các vấn đề liên quan đến mệnh trong phỏng vấn nếu cảm thấy có nhu cầu thêm thông tin. Tuy nhiên, nếu công ty chỉ dựa vào kết quả này để quyết định tuyển dụng thì có thể vi phạm pháp luật do có hành vi phân biệt đối xử, cụ thể:
Căn cứ khoản 8 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có giải thích về phân biệt đối xử trong lao động như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
4. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động là tổ chức được thành lập hợp pháp, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
5. Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.
6. Người làm việc không có quan hệ lao động là người làm việc không trên cơ sở thuê mướn bằng hợp đồng lao động.
7. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ.
8. Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.
Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.
Như vậy, công ty chỉ tuyển những lao động có mệnh phù hợp được xem là phân biệt đối xử trong lao động và có thể bị xử phạt theo quy định pháp luật.

Lê Long Triều









