Cách tra cứu bảo hiểm xã hội để tìm mã số BHXH như thế nào?
Cách tra cứu bảo hiểm xã hội để tìm mã số BHXH như thế nào?
Căn cứ theo hướng dẫn tra cứu trực tuyến BHXH của Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm Xã Hội Việt nam thì việc tra cứu bảo hiểm xã hội để tìm mã số BHXH có thể thực hiện trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam tại: https://baohiemxahoi.gov.vn
Cụ thể như sau:
Bước 1: Truy cập vào trang tra cứu bảo hiểm xã hội về mã số BHXH
Người tra cứu mã số BHXH truy cập trang tra cứu theo đường link: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx
Bước 2: Nhập thông tin tra cứu
Trang tra cứu bảo hiểm xã hội về mã số BHXH như sau:
Theo đó, người truy cập nhập các thông tin cần thiết bao gồm:
- Điền thông tin địa chỉ: Tỉnh/TP; Quận/Huyện; Phường/Xã; Thôn/Xóm.
- Điền thông tin người cần tra cứu: Họ tên, CCCD/CMND/ Hộ chiếu, Ngày sinh.
Lưu ý:
- Thông tin địa chỉ là thông tin địa chỉ thường trú hoặc tạm trú của người cần tra cứu mã số BHXH.
- "Tỉnh/TP", "Họ tên" là 02 nội dung bắt buộc phải điền. Các nội dung còn lại (Mã số BHXH, Ngày sinh hoặc Số CCCD/CMND/Hộ chiếu): cần nhập ít nhất 1 trong các trường để tra cứu thông tin.
- Đối với ô "Họ tên": Nếu điền tên có đầy đủ dấu, kích chọn phần "Có dấu". Ngược lại, kích chọn "Không dấu".
Bước 3: Tra cứu kết quả
- Sau khi đã hoàn thành điền các thông tin tra cứu, tiến hành nhấn chọn xác nhận vào ô "Tôi không phải người máy";
- Sau đó nhấn "Tra cứu".
+ Khi thông tin bạn điền là hợp lệ, hệ thống sẽ tự động trả về bảng kết quả tra cứu mã số BHXH ngay phía dưới. Bao gồm: Mã số BHXH, Họ tên, Giới tính, Ngày sinh, Mã hộ, Địa chỉ, Trạng thái.
+ Trường hợp các thông tin điền chưa đúng hoặc chưa đủ, bạn sẽ nhận được nhắc nhở điền những trường thông tin còn thiếu.
Cách tra cứu bảo hiểm xã hội để tìm mã số BHXH như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc đóng bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Theo đó, nguyên tắc đóng bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
- Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Người lao động bao nhiêu tuổi thì hết đóng bảo hiểm xã hội?
Hiện nay, pháp luật hiện hành không giới hạn độ tuổi tối đa đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể:
Đối với trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động
Theo khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định nếu trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng khi ký kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo đó, trường hợp người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu, tuy nhiên vẫn làm việc ở các đơn vị sử dụng lao động chưa đủ số năm tham gia bảo hiểm xã hội thì vẫn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bình thường.
Đối với trường hợp đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người lao động
Theo khoản 4 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định trường hợp đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phải là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên cũng như không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Như vậy, Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành chỉ giới hạn độ tuổi tối thiểu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chứ không giới hạn độ tuổi ngừng đóng bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc hay bảo hiểm xã hội tự nguyện đều không có quy định giới hạn về tuổi tối đa đóng bảo hiểm xã hội.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?