Cách để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
Cách để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 31, Điều 33 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 về thủ tục đăng ký BHXH tự nguyện như sau:
Bước 1: Lập và nộp hồ sơ
- Trường hợp người tham gia đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH:
+ Kê khai Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT; nộp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
- Trường hợp người tham gia đóng trực tiếp cho Đại lý thu:
+ Kê khai Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT nộp cho Đại lý thu.
+ Đại lý thu lập Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS) Tờ khai Mẫu TK1-TS của người tham gia nộp cho cơ quan BHXH.
Lưu ý: Đại lý thu hiện nay bị thay thế bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 490/QĐ-BHXH năm 2023 được gọi là Tổ chức dịch vụ
Bước 2: Người tham gia đóng tiền
Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Không quá 05 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 4: Nhận kết quả giải quyết là sổ BHXH và thông báo, xác nhận thời gian đóng BHXH hằng năm.
Lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản hay không?
Lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về chế độ BHXH:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
…
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
Đồng thời, tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Như vậy có thể thấy người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không thuộc đối tượng được hưởng chế độ thai sản. Bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ chi trả cho 02 chế độ là hưu trí và tử tuất.
Lao động nữ nghỉ sinh con được hưởng chế độ thai sản khi tham gia BHXH bắt buộc với mức bao nhiêu?
Căn cứ Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
...
Như vậy, trường hợp người lao động tham gian bảo hiểm xã hội bắt buộc và đáp ứng đủ điều kiện hưởng thai sản thì mức hưởng chế độ thai sản mỗi tháng của lao động nữ sinh con bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?