Cách căn lề, giãn dòng chuẩn nhất trong văn bản hành chính mà bất kỳ người làm việc trong nhà nước đều phải biết là gì?
- Cách căn lề, giãn dòng chuẩn nhất trong văn bản hành chính mà bất kỳ người làm việc trong nhà nước đều phải biết là gì?
- Các công việc thực hiện hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp công lập là công việc nào?
- Điều kiện ký kết hợp đồng đối với cá nhân khi thực hiện hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp công lập?
Cách căn lề, giãn dòng chuẩn nhất trong văn bản hành chính mà bất kỳ người làm việc trong nhà nước đều phải biết là gì?
Căn lề văn bản hành chính
Căn cứ theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP, quy định căn lề văn bản hành chính như sau:
Văn bản hành chính được trình bày trên khổ giấy A4 (210 mm x 297 mm) theo chiều dài của khổ A4.
Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản hành chính có thể được trình bày theo chiều rộng.
Ngoài ra, theo Nghị định 30 thì việc căn chỉnh, căn lề văn bản hành chính được thực hiện theo quy định sau đây (cách căn chỉnh văn bản chuẩn):
- Căn lề trên: Cách mép trên từ 20 – 25mm (2cm – 2.5cm).
- Căn lề dưới: Cách mép dưới từ 20 – 25mm (2cm – 2.5cm).
- Căn lề trái: Cách mép trái từ 30 – 35 mm (3cm – 3.5cm).
- Căn lề phải: Cách mép phải từ 15 – 20 mm (1.5cm – 2cm).
Định lề trang: Cách mép trên và mép dưới 20 - 25 mm, cách mép trái 30 - 35 mm, cách mép phải 15 - 20 mm.
Giãn dòng chuẩn trong văn bản hành chính
Ngoài việc đảm bảo quy định căn lề thì phần nội dung cần phải đảm bảo giãn dòng chuẩn trong văn bản hành chính.
Nội dung văn bản hành chính được canh đều cả hai lề, khoảng cách giữa các đoạn văn tối thiểu là 6pt; khoảng cách giữa các dòng tối thiểu là dòng đơn, tối đa là 1,5 lines.
Cách căn lề, giãn dòng chuẩn nhất trong văn bản hành chính mà bất kỳ người làm việc trong nhà nước đều phải biết là gì?
Các công việc thực hiện hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp công lập là công việc nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP các công việc thực hiện hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm các công việc:
- Lái xe, bảo vệ;
- Lễ tân, phục vụ; tạp vụ; trông giữ phương tiện; bảo trì, bảo dưỡng, vận hành trụ sở, trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Công việc hỗ trợ, phục vụ khác thuộc danh mục vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập không được xác định là công chức, viên chức theo quy định của pháp luật;
- Người làm công việc hỗ trợ, phục vụ khác tại cơ quan trọng yếu, cơ mật ở Trung ương theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý;
- Các công việc chuyên môn, nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều kiện ký kết hợp đồng đối với cá nhân khi thực hiện hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp công lập?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 111/2022/NĐ-CP có quy định về điều kiện ký kết hợp đồng như sau:
Hình thức, các loại hợp đồng và điều kiện ký kết hợp đồng
1. Các công việc quy định tại Điều 4 Nghị định này được ký kết hợp đồng bằng văn bản; trường hợp giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử thì có giá trị như hợp đồng bằng văn bản. Các loại hợp đồng được ký kết bao gồm:
a) Hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của pháp luật khác có liên quan;
b) Hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động và quy định tại Nghị định này.
2. Điều kiện ký kết hợp đồng
a) Đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập: Phải có nhu cầu ký kết hợp đồng thực hiện các công việc quy định tại Điều 4 Nghị định này và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật;
b) Đối với tổ chức cung cấp dịch vụ: Phải đáp ứng đầy đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, bảo đảm chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động và quy định của pháp luật khác có liên quan;
c) Đối với cá nhân: Phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 đối với trường hợp cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ hoặc khoản 1 Điều 10 đối với trường hợp cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Nghị định này.
Như vậy, cá nhân khi ký hợp đồng thực hiện các công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thì cần phải đáp ứng điều kiện như sau:
Phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP đối với trường hợp cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ hoặc khoản 1 Điều 10 Nghị định 111/2022/NĐ-CP đối với trường hợp cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ quy định.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn như sau:
- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
- Đủ tuổi lao động theo quy định của pháp luật lao động và pháp luật chuyên ngành;
- Có đủ sức khỏe để làm việc;
- Có lý lịch được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;
- Có khả năng đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm;
- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ hoặc đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; không trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan đến công việc ký kết hợp đồng;
- Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và theo tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.
Và khoản 1 Điều 10 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định như sau:
- Đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP
- Đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Chịu trách nhiệm về việc thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật, theo thỏa thuận trong hợp đồng và theo yêu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thời gian làm việc theo hợp đồng lao động (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp ký hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ được tính làm căn cứ xếp lương theo vị trí việc làm nếu được tuyển dụng, tiếp nhận vào làm công chức, viên chức. Việc xếp lương tương ứng với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận thực hiện theo quy định của pháp luật;
- Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?