Điều kiện đảm bảo an toàn lao động đối với thiết bị nâng trong nước theo QCVN 7:2012/BLĐTBXH là gì?
Các thiết bị nâng nào cần đảm bảo QCVN 7:2012/BLĐTBXH?
Căn cứ theo tiểu mục 1.1 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7:2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thiết bị nâng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quy định như sau:
1. Quy định chung
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này áp dụng đối với các loại thiết bị nâng thông dụng sau:
1.1.1. Cần trục kiểu cần: cần trục ô tô, cần trục bánh hơi, cần trục bánh xích, cần trục tháp, cần trục chân đế, cần trục đường sắt, cần trục công xôn, cần trục máy xúc.
1.1.2. Cầu trục và cổng trục các loại.
1.1.3. Máy nâng:
1.1.3.1. Xe tời chạy theo ray trên cao;
1.1.3.2. Pa lăng điện;
1.1.3.3. Tời điện;
1.1.3.4. Pa lăng tay, tời tay;
1.1.3.5. Máy nâng xây dựng có dùng cáp.
1.1.4. Các loại bộ phận mang tải.
1.1.5. Quy chuẩn này không áp dụng cho những thiết bị nâng sau:
1.1.5.1. Các loại máy xúc;
1.1.5.2. Các thiết bị nâng không dùng cáp hoặc xích;
1.1.5.3. Xe nâng hàng;
1.1.5.4. Thang máy;
1.1.5.5. Các thiết bị nâng được lắp đặt trên tàu biển, phương tiện thủy nội địa và trên các công trình biển.
Như vậy, các thiết bị nâng thông dụng là thang máy thì cần phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo QCVN 7:2012/BLĐTBXH về an toàn lao động theo quy định pháp luật.
Điều kiện đảm bảo an toàn lao động đối với thiết bị nâng trong nước theo QCVN 7:2012/BLĐTBXH là gì?
Điều kiện đảm bảo an toàn lao động đối với thiết bị nâng trong nước là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7:2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thiết bị nâng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quy định như sau:
3. Quy định về quản lý an toàn lao động trong chế tạo, nhập khẩu, lưu thông, lắp đặt và sử dụng thiết bị nâng.
3.1. Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thiết bị nâng chế tạo trong nước
Các thiết bị nâng thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này phải có:
3.1.1. Đủ hồ sơ kỹ thuật gốc;
3.1.2. Công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy (theo các phương thức đánh giá sự phù hợp: Phương thức 7 nếu thiết bị nâng được chế tạo theo lô hoặc phương thức 8 nếu thiết bị nâng được chế tạo đơn chiếc quy định tại Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ);
3.1.3. Gắn dấu hợp quy trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường;
3.1.4. Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Như vậy, đối với các thiết bị nâng trong nước để đảm bảo an toàn lao động cần đảm bảo đáp ứng được 4 điều kiện theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7:2012/BLĐTBXH nêu trên.
Điều kiện đảm bảo an toàn lao động đối với thiết bị nâng nhập khẩu là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7:2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thiết bị nâng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quy định như sau:
3. Quy định về quản lý an toàn lao động trong chế tạo, nhập khẩu, lưu thông, lắp đặt và sử dụng thiết bị nâng.
...
3.2. Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thiết bị nâng nhập khẩu
3.2.1. Thiết bị nâng nhập khẩu phải có đủ hồ sơ kỹ thuật gốc và được công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy theo quy định bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định của Việt Nam hoặc tổ chức chứng nhận nước ngoài được thừa nhận theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà cơ quan có thẩm quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết.
3.2.2. Trong trường hợp các thiết bị nâng nhập khẩu mà theo thỏa thuận song phương, đa phương giữa cơ quan có thẩm quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước xuất khẩu thiết bị nâng quy định không phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu thì các thiết bị nâng này được miễn kiểm tra nhập khẩu.
3.2.3. Đối với các chủng loại thiết bị nâng thỏa mãn quy định tại mục 3.2.1, nếu qua 3 lần kiểm tra liên tục đạt chất lượng nhập khẩu sẽ được miễn kiểm tra nhập khẩu. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ thông báo cụ thể với cơ quan Hải quan và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tuy nhiên, nếu phát hiện thiết bị nâng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng nhập khẩu hoặc có phản ánh của người tiêu dùng, việc kiểm tra chất lượng thiết bị nâng sẽ được chuyển sang chế độ kiểm tra chất lượng nhập khẩu thông thường.
3.2.4. Thiết bị nâng nhập khẩu không đáp ứng quy định tại mục 3.2.1 nêu trên thì khi nhập khẩu phải được tổ chức giám định được chỉ định hoặc được thừa nhận theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà cơ quan có thẩm quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết giám định tại cửa khẩu nhập.
3.2.5. Thiết bị nâng nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng theo trình tự, thủ tục quy định và bị xử lý nếu có vi phạm theo luật định.
Như vậy, đối với các thiết bị nâng nhập khẩu vào Việt Nam để đảm bảo an toàn lao động cần đảm bảo đáp ứng được 5 điều kiện theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7:2012/BLĐTBXH nêu trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?