Các ngày lễ trong năm của Việt Nam? Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, tết hằng năm?
Các ngày lễ trong năm của Việt Nam?
Các ngày lễ trong năm là những dịp quan trọng để mỗi người dành sự trân trọng và tận hưởng phút giây đáng nhớ bên người thân yêu. Với những lễ hội truyền thống của quê hương hay những dịp quốc tế sôi động, những ngày này mang trong mình nét đẹp văn hóa, truyền thống đặc sắc và giá trị đặc biệt.
Các ngày lễ lớn trong năm theo dương lịch gồm:
Ngày, tháng dương lịch | Ngày lễ |
01/01 | Tết Dương Lịch |
03/02 | Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam |
30/4 | Ngày giải phóng miền Nam |
02/9 | Ngày Quốc Khánh |
01/5 | Ngày Quốc tế Lao động |
Các ngày lễ lớn trong năm theo âm lịch gồm:
Ngày, tháng âm lịch | Ngày lễ |
01/01 - 04/01 | Tết nguyên Đán |
10/03 | Giỗ tổ Hùng Vương |
15/04 | Lễ Phật Đản |
15/7 | Lễ Vu Lan |
15/8 | Tết Trung Thu |
23/12 | Ngày tiễn Táo Quân về trời |
Các ngày lễ trong năm khác ở Việt Nam gồm:
Ngày, tháng | Ngày lễ |
9/01 | Ngày lễ Học sinh & Sinh viên Việt Nam |
27/02 | Ngày Thầy Thuốc Việt Nam |
8/3 | Ngày Quốc Tế Phụ Nữ |
26/3 | Ngày thành lập của Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh |
28/3 | Ngày thành lập Lực Lượng Dân Quân Tự Vệ |
7/5 | Chiến thắng Điện Biên Phủ |
10/8 | Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam |
10/10 | Ngày giải phóng Thủ Đô |
9/11 | Ngày Pháp Luật Việt Nam |
19/11 | Ngày Quốc tế Đàn ông |
Các lễ hội đặc biệt trong năm ở Việt Nam như:
Ngày, tháng | Ngày lễ |
26/3 | Ngày thành lập của Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh |
19/5 | Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh |
01/6 | Quốc tế Thiếu Nhi |
27/7 | Ngày Thương Binh Liệt Sĩ |
19/8 | Cách mạng Tháng Tám thành công |
20/10 | Ngày Phụ Nữ Việt Nam |
20/11 | Ngày Nhà giáo Việt Nam |
22/12 | Ngày thành lập Quân Đội Nhân dân Việt Nam |
Các ngày lễ trong năm của Việt Nam? (Hình từ Internet)
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, tết hằng năm?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm là:
- Tết Dương lịch;
- Tết Âm lịch;
- Ngày Chiến thắng;
- Ngày Quốc tế lao động;
- Quốc khánh;
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Cách tính lương cho người lao động khi làm thêm vào ngày lễ?
(1) Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ:
Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm
Trong đó:
Trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ thì vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:
Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm
Trong đó:
Người lao động được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?