Các hành vi nào của nhà giáo bị nghiêm cấm theo Dự thảo Luật Nhà giáo?

Các hành vi nào của nhà giáo bị nghiêm cấm theo Dự thảo Luật Nhà giáo?

Các hành vi nào của nhà giáo bị nghiêm cấm theo Dự thảo Luật Nhà giáo?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Dự thảo Luật Nhà giáo quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm nhà giáo có các hành vi sau:
a) Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, thân thể của người học, đồng nghiệp và nhân dân;
b) Phân biệt đối xử giữa những người học dưới mọi hình thức;
c) Gian lận, cố ý làm sai lệch kết quả trong các hoạt động tuyển sinh, kiểm tra, thi, đánh giá người học;
d) Xuyên tạc nội dung giáo dục; lợi dụng hoạt động giảng dạy, giáo dục để tuyên truyền các nội dung trái đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
đ) Ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức, nộp các khoản tiền ngoài quy định của pháp luật;
e) Lợi dụng chức danh nhà giáo và hoạt động giảng dạy, giáo dục để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo dưới mọi hình thức;
g) Vi phạm đạo đức nhà giáo và các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó, nghiêm cấm nhà giáo có các hành vi sau:

- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, thân thể của người học, đồng nghiệp và nhân dân;

- Phân biệt đối xử giữa những người học dưới mọi hình thức;

- Gian lận, cố ý làm sai lệch kết quả trong các hoạt động tuyển sinh, kiểm tra, thi và đánh giá người học;

- Xuyên tạc nội dung giáo dục; lợi dụng hoạt động giảng dạy, giáo dục để tuyên truyền các nội dung trái đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

- Ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức, nộp các khoản tiền ngoài quy định của pháp luật;

- Lợi dụng chức danh nhà giáo và hoạt động giảng dạy, giáo dục để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo dưới mọi hình thức;

- Vi phạm đạo đức nhà giáo và các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Xem chi tiết Dự thảo Luật Nhà giáo: TẢI VỀ

Các hành vi nào của nhà giáo bị nghiêm cấm theo Dự thảo Luật Nhà giáo?

Các hành vi nào của nhà giáo bị nghiêm cấm theo Dự thảo Luật Nhà giáo?

Nguyên tắc quản lý và phát triển nhà giáo được quy định ra sao trong Dự thảo Luật Nhà giáo?

Căn cứ theo Điều 6 Dự thảo Luật Nhà giáo quy định như sau:

Nguyên tắc quản lý và phát triển nhà giáo
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống nhất quản lý của Nhà nước, sự phân cấp giữa Trung ương và địa phương.
2. Bảo đảm quyền tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục.
3. Việc tuyển dụng, quản lý nhà giáo được thực hiện trên cơ sở chức danh nhà giáo và chuẩn nhà giáo tương ứng với vị trí việc làm; đảm bảo định mức, số lượng nhà giáo để thực hiện chương trình, nhiệm vụ giáo dục.
4. Thực hiện bình đẳng giới, bình đẳng giữa nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập, cơ sở giáo dục dân lập, cơ sở giáo dục tư thục.
5. Tôn trọng và bảo đảm quyền tự chủ, sáng tạo trong hoạt động chuyên môn của nhà giáo; có chế độ tôn vinh, khen thưởng, chính sách tiền lương phù hợp đối với nhà giáo.
6. Khuyến khích phát triển nhà giáo thông qua các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của nhà giáo và các quỹ phát triển đội ngũ nhà giáo.

Theo đó, nguyên tắc quản lý và phát triển nhà giáo được quy định như sau:

- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống nhất quản lý của Nhà nước và sự phân cấp giữa Trung ương và địa phương.

- Bảo đảm quyền tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục.

- Việc tuyển dụng và quản lý nhà giáo được thực hiện trên cơ sở chức danh nhà giáo và chuẩn nhà giáo tương ứng với vị trí việc làm; đảm bảo định mức, số lượng nhà giáo để thực hiện chương trình, nhiệm vụ giáo dục.

- Thực hiện bình đẳng giới, bình đẳng giữa nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập, cơ sở giáo dục dân lập và cơ sở giáo dục tư thục.

- Tôn trọng và bảo đảm quyền tự chủ, sáng tạo trong hoạt động chuyên môn của nhà giáo; có chế độ tôn vinh, khen thưởng, chính sách tiền lương phù hợp đối với nhà giáo.

- Khuyến khích phát triển nhà giáo thông qua các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của nhà giáo và các quỹ phát triển đội ngũ nhà giáo.

Nhà giáo cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào theo quy định hiện hành?

Căn cứ theo Điều 67 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

Tiêu chuẩn của nhà giáo
Nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
1. Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
2. Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;
3. Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
4. Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.

Theo đó, hiện nay nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

- Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;

- Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;

- Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;

- Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.

Nhà giáo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Nhà giáo có những quyền gì theo Dự thảo Luật Nhà giáo?
Lao động tiền lương
Chuẩn nhà giáo gồm các tiêu chuẩn nào theo Dự thảo Luật Nhà giáo?
Lao động tiền lương
Các hành vi nào của nhà giáo bị nghiêm cấm theo Dự thảo Luật Nhà giáo?
Lao động tiền lương
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Đề xuất 05 tiêu chí nghiệp vụ nhà giáo dạy cao đẳng nghề?
Lao động tiền lương
Đề xuất 03 tiêu chí chuyên môn để đánh giá nhà giáo dạy cao đẳng nghề?
Đi đến trang Tìm kiếm - Nhà giáo
143 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà giáo
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào