Buộc thôi việc viên chức trái pháp luật có thể bị xử lý hình sự không?
Viên chức bị buộc thôi việc trong những trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 52 Luật Viên chức 2010 thì viên chức khi vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Cách chức;
- Buộc thôi việc.
Bên cạnh đó, theo Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định về những trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức bao gồm:
- Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm;
- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP:
+ Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 112/2020/NĐ-CP:
+ Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
+ Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, nếu bạn vi phạm lỗi không chấp hành quyết định phân công công tác của cấp trên mà gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bạn vẫn có thể bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc
Buộc thôi việc viên chức trái pháp luật có thể bị xử lý hình sự không? (Hình từ Internet)
Buộc thôi việc viên chức trái pháp luật có thể bị xử lý hình sự không?
Theo quy định tại Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 32 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;
b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;
c) Cưỡng ép, đe dọa buộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
c) Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
d) Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.
Như vậy, người nào có đầy đủ những cấu thành tội phạm sau đây sẽ phạm tội buộc thôi việc viên chức trái pháp luật:
- Về dấu hiệu khách thể:
+ Xâm phạm đến quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, mà cụ thể là quyền được làm việc của công dân.
+ Đối tượng của tội phạm là viên chức.
+ Theo Điều 2 Luật Viên chức 2010 thì viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
- Về dấu hiệu khách quan:
+ Người có hành vi ra quyết định buộc thôi việc viên chức trái pháp luật (không thuộc trường hợp được áp dụng hình thức buộc thôi việc theo Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP) vì vụ lợi, hoặc động cơ cá nhân.
+ Hậu quả: khiến viên chức lâm vào tình trạng khó khăn, không có đủ điều kiện kinh tế duy trì cuộc sống, hành vi đe dọa làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần đối với họ.
- Về dấu hiệu chủ quan:
+ Lỗi của người phạm tội buộc thôi việc viên chức trái pháp luật là lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ hành vi sa thải người lao động là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện;
+ Động cơ là vì vụ lợi (lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần, địa vị trong cơ sở làm việc) hoặc động cơ cá nhân khác (vì tư thù cá nhân).
- Về dấu hiệu chủ thể:
+ Người phạm tội là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định;
+ Là chủ thể đặc biệt, người đứng đầu trong các doanh nghiệp, công ty hay các trưởng phòng tuyển dụng.
- Khung hình phạt đối với Tội buộc thôi việc viên chức trái pháp luật:
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
+ Phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
- Khung hình phạt tăng nặng:
+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đối với 02 người trở lên;
- Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
- Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
- Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát;
- Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội buộc thôi việc viên chức trái pháp luật theo quy định hiện nay là bao lâu?
Theo Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Theo điểm a khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định như sau:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
...
Như vậy, tội buộc thôi việc viên chức trái pháp luật được xem là tội phạm ít nghiêm trọng và có thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 05 năm tính từ ngày tội phạm được thực hiện.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?