Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho mình bị phạt bao nhiêu tiền?

Người sử dụng lao động buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho mình bị xử phạt như thế nào?

Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho mình có vi phạm pháp luật không?

Căn cứ theo Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

Như vậy, khi giao kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động không được phép buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho mình.

Trường hợp người sử dụng lao động buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho mình thì người sử dụng lao động đang vi phạm pháp luật về thực hiện hợp đồng lao động và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho mình bị phạt bao nhiêu tiền?

Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho mình bị phạt bao nhiêu tiền?

Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho mình bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:

Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động
...
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Cưỡng bức lao động hoặc ngược đãi người lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
...

Như vậy, đối với hành vi buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho mình, người sử dụng lao động có thể bị phạt lên đến 75 triệu đồng.

Tuy nhiên đây chỉ là mức phạt đối với cá nhân, trường hợp là các tổ chức theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì sẽ chịu phạt gấp 02 lần mức phạt nêu trên.

Hợp đồng lao động bao gồm những nội dung gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

- Công việc và địa điểm làm việc;

- Thời hạn của hợp đồng lao động;

- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

- Chế độ nâng bậc, nâng lương;

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

Người lao động vay tiền không trả xử lý thế nào?

Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Như vậy, có thể hiểu, nếu đã có phát sinh quan hệ vay nợ thì phải có nghĩa vụ trả nợ đúng hạn và trả thêm lãi suất nếu hai bên có thỏa thuận về lãi suất.

Người sử dụng lao động tuy không được yêu cầu, ép buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho mình nhưng có thể áp dụng các quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 để yêu cầu người lao động thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ cho mình.

Cụ thể, Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động vay không thỏa thuận lãi suất mà đến hạn trả nợ, người lao động không trả hoặc trả không đầy đủ số tiền đã vay thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

Trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động vay có tính lãi suất mà đến hạn trả nợ, người lao động không trả hoặc trả không đầy đủ số tiền đã vay thì bên vay nợ phải trả lãi như sau:

- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ Luật dân sự 2015;

- Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, việc xử lý khi người lao động không trả nợ phải tuân thủ đúng các quy định pháp luật, bảo đảm quyền lợi cho cả hai bên và duy trì sự công bằng trong quan hệ vay mượn.

Thực hiện hợp đồng lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, người lao động có được từ chối làm việc nếu có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến tính mạng hay không?
Lao động tiền lương
Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho mình bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Ép buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ có vi phạm pháp luật không? Người lao động nợ lâu không trả phải xử lý thế nào?
Lao động tiền lương
Phạt tiền đến 150 triệu khi công ty buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ?
Lao động tiền lương
Làm thế nào để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng lao động bằng lời nói?
Lao động tiền lương
Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ có phải là hành vi mà công ty không được làm không?
Lao động tiền lương
Mẫu đơn xin tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động mới nhất năm 2024?
Lao động tiền lương
Công ty có phải trả lãi khi buộc người lao động phải đặt cọc tiền cho việc thực hiện hợp đồng lao động không?
Lao động tiền lương
Yêu cầu đặt cọc tiền để thực hiện hợp đồng lao động, công ty bị xử phạt như thế nào?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động có được bắt buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thực hiện hợp đồng lao động
234 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào