Bố trí công tác thế nào với công chức ngành Kiểm sát nhân dân từ chức có nguyện vọng tiếp tục công tác?
Bố trí công tác thế nào với công chức ngành Kiểm sát nhân dân từ chức có nguyện vọng tiếp tục công tác?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 442/VKSTC năm 2023 quy định như sau:
Việc bố trí công tác đối với công chức sau khi miễn nhiệm, từ chức, cách chức
Việc bố trí công chức sau khi từ chức, miễn nhiệm, cách chức thực hiện theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành Kiểm sát nhân dân và theo định hướng như sau:
...
2. Công chức từ chức, miễn nhiệm (chức vụ) có nguyện vọng tiếp tục công tác thì cấp có thẩm quyền xem xét bố trí như sau:
a. Trường hợp thời gian công tác còn dưới 5 năm: cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí làm công tác chuyên môn (không làm công tác lãnh đạo, quản lý), được giữ nguyên ngạch công chức đã được bổ nhiệm.
b. Trường hợp thời gian công tác còn từ trên 5 năm trở lên:
- Cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí công tác theo nguyên tắc như Khoản a nêu trên.
- Công chức sau khi bị kỷ luật tự nguyện xin từ chức thì được cấp có thẩm quyền căn cứ tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương xem xét từng trường hợp cụ thể để bố trí công tác theo hướng giảm một cấp so với chức vụ khi bị kỷ luật. Sau 24 tháng ở vị trí công tác mới, nêu khắc phục tốt những sai phạm, khuyết điểm, được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện thì được cấp có thẩm quyền xem xét, quy hoạch, bổ nhiệm lại chức danh đã đảm nhiệm hoặc tương tương.
...
Theo đó, trong trường hợp công chức ngành Kiểm sát nhân dân từ chức có nguyện vọng tiếp tục công tác thì cấp có thẩm quyền xem xét bố trí như sau:
- Trường hợp thời gian công tác còn dưới 5 năm: cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí công chức làm công tác chuyên môn (không làm công tác lãnh đạo, quản lý) và được giữ nguyên ngạch công chức đã được bổ nhiệm.
- Trường hợp thời gian công tác còn từ trên 5 năm trở lên:
+ Cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí công tác theo trường hợp công chức có thời gian công tác còn dưới 5 năm
+ Công chức sau khi bị kỷ luật tự nguyện xin từ chức thì được cấp có thẩm quyền căn cứ tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương xem xét từng trường hợp cụ thể để bố trí công tác theo hướng giảm một cấp so với chức vụ khi bị kỷ luật.
Sau 24 tháng ở vị trí công tác mới, công chức được cấp có thẩm quyền xem xét, quy hoạch, bổ nhiệm lại chức danh đã đảm nhiệm hoặc tương tương nếu khắc phục tốt những sai phạm, khuyết điểm và được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện.
Bố trí công tác thế nào với công chức ngành Kiểm sát nhân dân từ chức có nguyện vọng tiếp tục công tác? (Hình từ Internet)
Chế độ, chính sách đối với công chức ngành Kiểm sát nhân dân từ chức là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 442/VKSTC năm 2023 quy định như sau:
Chế độ, chính sách đối với công chức từ chức, miễn nhiệm, cách chức
1. Công chức lãnh đạo quản lý sau khi có quyết định từ chức được bảo lưu phụ cấp chức vụ theo quy định hiện hành đến hết thời hạn giữ chức vụ.
Công chức sau khi từ chức nếu có nguyện vọng tiếp tục công tác thì cấp có thẩm quyền có thể căn cứ vào năng lực, đạo đức, kinh nghiệm để xem xét, bố trí công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Công chức đã từ chức và bố trí công tác khác, nếu được cấp có thẩm quyền đánh giá tốt, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện và khắc phục được những yếu kém, sai phạm, khuyết điểm thì có thể được xem xét để quy hoạch, bổ nhiệm theo quy định.
...
Theo đó, chế độ, chính sách đối với công chức lãnh đạo quản lý ngành Kiểm sát nhân dân từ chức cụ thể như sau:
- Sau khi có quyết định từ chức, công chức được bảo lưu phụ cấp chức vụ theo quy định hiện hành đến hết thời hạn giữ chức vụ.
- Công chức sau khi từ chức nếu có nguyện vọng tiếp tục công tác thì cấp có thẩm quyền có thể căn cứ vào năng lực, đạo đức, kinh nghiệm để xem xét và bố trí công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
- Công chức đã từ chức và bố trí công tác khác nếu được cấp có thẩm quyền đánh giá tốt, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện và khắc phục được những yếu kém, sai phạm, khuyết điểm thì có thể được xem xét để quy hoạch và bổ nhiệm theo quy định.
Không xem xét từ chức đối với công chức ngành Kiểm sát nhân dân trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 442/VKSTC năm 2023 quy định như sau:
Căn cứ xem xét từ chức
...
3. Không xem xét việc từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a. Đang đảm nhận nhiệm vụ phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nếu từ chức ngay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của Đảng và Nhà nước.
b. Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Đảng và pháp luật.
Theo đó, không xem xét việc từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ngành Kiểm sát nhân dân nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đang đảm nhận nhiệm vụ phòng chống thiên tai, dịch bệnh (nếu từ chức ngay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của Đảng và Nhà nước).
- Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Đảng và pháp luật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?