Bỏ bài thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung khi tham gia thi tuyển công chức kể từ ngày 01/8/2024?
- Bỏ bài thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung khi tham gia thi tuyển công chức kể từ ngày 01/8/2024?
- Người tham gia thi tuyển công chức phải vừa làm bài test Vòng 1, vừa làm bài kiểm định chất lượng đầu vào công chức?
- Người tham gia thi tuyển công chức có trình độ cao đẳng và đại học trở lên thì thời gian thi và số lượng câu hỏi như thế nào?
Bỏ bài thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung khi tham gia thi tuyển công chức kể từ ngày 01/8/2024?
Căn cứ pháp lý vào khoản 2 Điều 13 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 4 năm 2023.
2. Bãi bỏ quy định tại khoản 1 Điều 8 và điểm a, điểm b khoản 3 Điều 14 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2024.
Và căn cứ pháp lý theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
...
2. Kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2024, cơ quan tuyển dụng công chức chỉ tuyển dụng công chức đối với người đạt kết quả kiểm định.
Theo đó người tham gia thi tuyển công chức từ ngày 01/08/2024 không phải làm bài test Vòng 1 quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 138/2020/NĐ-CP là bài kiểm tra kiến thức năng lực chung vì bài test Vòng 1 đã bị bãi bỏ.
Thêm đó kể từ 01/08/2024 cơ quan tuyển dụng công chức chỉ tuyển dụng công chức đối với những người đạt kết quả kiểm định để thay cho bài test ở vòng 1, nếu đạt yêu cầu thì tiến hành thi bài test vòng 2 theo quy định.
Theo đó, kết quả kiểm định được xác định theo số câu trả lời đúng trong bài thi. Thí sinh trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên thì được xác định là đạt yêu cầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức (Điều 6 Nghị định 06/2023/NĐ-CP)
Vậy bài kiểm tra kiến thức, năng lực chung bị bãi bỏ khi tham gia thi tuyển công chức từ 01/08/2024
Bỏ bài thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung khi tham gia thi tuyển công chức kể từ ngày 01/8/2024?
Người tham gia thi tuyển công chức phải vừa làm bài test Vòng 1, vừa làm bài kiểm định chất lượng đầu vào công chức?
Tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
1. Việc tổ chức thi vòng 1 trong thi tuyển công chức tiếp tục được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 138/2020/NĐ-CP đến hết ngày 31 tháng 7 năm 2024. Trong thời gian này, người đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào theo quy định tại Nghị định này khi tham gia thi tuyển công chức không phải thực hiện thi vòng 1 theo quy định tại khoản 1 Điều 8 và điểm a, điểm b khoản 3 Điều 14 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP.
...
Theo đó người tham gia thi tuyển công chức đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào theo quy định tại Nghị định này khi tham gia thi tuyển công chức không phải thực hiện vòng 1 là bài kiểm tra kiến thức, năng lực chung.
Nhưng việc tổ chức thi vòng 1 vẫn được tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định 138/2020/NĐ-CP.
Vậy người tham gia thi tuyển nếu đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào thì không phải thi vòng 1, còn không đạt chất lượng đầu vào thì phải thi vòng 1.
Người tham gia thi tuyển công chức có trình độ cao đẳng và đại học trở lên thì thời gian thi và số lượng câu hỏi như thế nào?
Căn cứ pháp lý theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức, nội dung và thời gian kiểm định
1. Hình thức kiểm định: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính.
2. Nội dung kiểm định: Đánh giá năng lực tư duy, năng lực ứng dụng kiến thức vào thực tiễn; hiểu biết chung, cơ bản của thí sinh về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước; quản lý hành chính nhà nước; quyền, nghĩa vụ của công chức, đạo đức công vụ; kiến thức về xã hội, văn hóa, lịch sử.
3. Thời gian, số lượng câu hỏi kiểm định:
a) Kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ đại học trở lên: 120 phút, số lượng câu hỏi 100 câu.
b) Kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ trung cấp, cao đẳng: 100 phút, số lượng câu hỏi 80 câu.
Theo đó có 2 trường hợp đối với người tham gia thi tuyển công chức:
Trường hợp người tham gia thi tuyển vào vị trí yêu cầu trình độ đại học trở lên thì người tham gia có thời gian làm bài là 120 phút và số lượng câu hỏi là 100 câu.
Trường hợp người tham gia thi tuyển vào vị trí yêu cầu trình độ trung cấp, cao đẳng thì người tham gia có thời gian làm bài là 100 phút và số lượng câu hỏi là 80 câu.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?