Bên nào được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với công việc giúp việc gia đình?
- Giao kết hợp đồng lao động với người lao động giúp việc gia đình bằng hình thức nào?
- Bên nào được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với công việc giúp việc gia đình?
- Không tiếp tục sử dụng người giúp việc gia đình có cần thông báo cho cơ quan thẩm quyền không?
- Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền biết về việc chấm dứt sử dụng lao động giúp việc gia đình thì bị xử phạt như thế nào?
Giao kết hợp đồng lao động với người lao động giúp việc gia đình bằng hình thức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Một số quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình
1. Quy định về hình thức hợp đồng lao động theo Điều 14 và khoản 1 Điều 162; nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động theo Điều 16; nội dung hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21; đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 2 Điều 35, khoản 3 Điều 36 và khoản 2 Điều 162; nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo Điều 40, Điều 41; trợ cấp thôi việc theo Điều 46 của Bộ luật Lao động được thực hiện như sau:
...
Dẫn chiếu tới Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
Và theo quy định tại khoản 1 Điều 162 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình
1. Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.
...
Theo đó, hợp đồng lao động giúp việc gia đình bắt buộc phải giao kết bằng hình thức văn bản.
Bên nào được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với công việc giúp việc gia đình? (Hình từ Internet)
Bên nào được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với công việc giúp việc gia đình?
Căn cứ Điều 162 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình
1. Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
3. Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.
Như vậy, theo quy định trên thì một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày. Do đó, cả người sử dụng lao động và người lao động giúp việc gia đình đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
Không tiếp tục sử dụng người giúp việc gia đình có cần thông báo cho cơ quan thẩm quyền không?
Căn cứ Điều 90 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động
1. Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại các Điều 163, 164 và 165 của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động phải thông báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) việc sử dụng lao động, chấm dứt sử dụng lao động tương ứng theo Mẫu số 02/PLV, Mẫu số 03/PLV Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
Như vậy, người sử dụng lao động thuê lao động về làm giúp việc gia đình thì phải thông báo cho Ủy ban nhân dân xã khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền biết về việc chấm dứt sử dụng lao động giúp việc gia đình thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 30 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn việc sử dụng lao động hoặc chấm dứt việc sử dụng lao động là người giúp việc gia đình theo quy định;
b) Đã bị xử phạt cảnh cáo đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nhưng lại tiếp tục vi phạm.
...
Theo đó, người sử dụng lao động khi có hành vi không thông báo cho UBND xã về việc chấm dứt hợp đồng lao động với người giúp việc gia đình thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?