Bảo hiểm xã hội khu vực chính thức hoạt động sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy từ 1/4/2025, cụ thể ra sao?
Bảo hiểm xã hội khu vực chính thức hoạt động sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy từ 1/4/2025, cụ thể ra sao?
Ngày 26/2/2025, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 391/QĐ-BTC năm 2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thuộc Bộ Tài chính.
Theo đó, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã chủ động triển khai ngay việc sắp xếp tổ chức bộ máy của toàn hệ thống theo 03 cấp: Trung ương, khu vực và huyện (Bảo hiểm xã hội Việt Nam (14 đơn vị); 35 Bảo hiểm xã hội khu vực; 350 Bảo hiểm xã hội liên huyện).
Bảo hiểm xã hội khu vực được tổ chức thành 35 khu vực trên toàn quốc, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng. Bảo hiểm xã hội cấp huyện được tổ chức thành 350 đơn vị trên cả nước, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tại địa phương .
(Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 46/QĐ-BHXH năm 2025; Mục II Phụ lục Tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của 350 Bảo hiểm xã hội cấp huyện ban hành kèm theo Quyết định 46/QĐ-BHXH năm 2025).
Bên cạnh đó, 10 bảo hiểm xã hội khu vực đầu tiên sẽ triển khai hoạt động từ ngày 1/4/2025 bao gồm:
Bảo hiểm Xã hội khu vực 1 (Hà Nội)
Bảo hiểm Xã hội khu vực 4 (Bình Dương)
Bảo hiểm Xã hội khu vực 6 (Thanh Hóa)
Bảo hiểm Xã hội khu vực 7 (Nghệ An)
Bảo hiểm Xã hội khu vực 10 (Thái Nguyên - Bắc Kạn)
Bảo hiểm Xã hội khu vực 11 (Bắc Giang - Bắc Ninh)
Bảo hiểm Xã hội khu vực 17 (Yên Bái - Lào Cai)
Bảo hiểm Xã hội khu vực 19 (Hà Giang - Tuyên Quang)
Bảo hiểm Xã hội khu vực 22 (Đà Nẵng - Quảng Nam)
Bảo hiểm Xã hội khu vực 32 (Cà Mau - Bạc Liêu).
Tiếp đó, từ ngày 1/6/2025, có 25 bảo hiểm xã hội khu vực khác sẽ đi vào hoạt động theo cơ cấu mới.
*Lưu ý: Về cơ cấu tổ chức mới đi vào hoạt động của BHXH từng khu vực thì có thể xem thông báo của BHXH của từng khu vực để biết rõ thông tin chi tiết.
Bảo hiểm xã hội khu vực chính thức hoạt động sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy từ 1/4/2025, cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Chức năng của cơ quan bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ tại Điều 16 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Cơ quan bảo hiểm xã hội
1. Cơ quan bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan.
2. Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Theo quy định trên, cơ quan bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan.
Cơ quan bảo hiểm xã hội phải từ chối chi trả chế độ bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp nào?
Theo Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về quyền hạn của cơ quan BHXH như sau:
Quyền hạn của cơ quan bảo hiểm xã hội
1. Yêu cầu người sử dụng lao động xuất trình sổ quản lý lao động, thang lương, bảng lương và thông tin, tài liệu khác liên quan đến việc đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
2. Được cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan cấp giấy chứng nhận hoạt động hoặc giấy phép hoạt động kết nối, chia sẻ thông tin hoặc cung cấp bản sao giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận hoạt động hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để rà soát, kiểm tra việc thực hiện đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với doanh nghiệp, tổ chức thành lập mới.
3. Được cơ quan thuế cung cấp thông tin về chi phí tiền lương để tính thuế của người sử dụng lao động và các thông tin khác có liên quan đến việc tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
4. Từ chối chi trả chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế khi yêu cầu chi trả không đúng quy định của pháp luật; trường hợp từ chối chi trả phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, việc thực hiện hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; việc đóng, chi trả bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
6. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế.
7. Xử lý vi phạm pháp luật hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Theo đó, cơ quan bảo hiểm xã hội phải từ chối chi trả chế độ bảo hiểm thất nghiệp khi yêu cầu chi trả không đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp từ chối chi trả phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
*Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.




- Lao động hợp đồng được nhận tiền Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 không? Nếu được thì cần điều kiện gì?
- Cách tính tiền trợ cấp Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178, cụ thể được nhận bao nhiêu tiền?
- Từ 1/7/2025 quy định thời điểm bãi bỏ lương cơ sở của CBCCVC và LLVT thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở có đúng không?
- Bố trí, giải quyết chế độ, chính sách với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thực hiện theo quy định của ai tại Nghị định 33?
- Quyết định bãi bỏ lương cơ sở, thay thế bằng mức lương cơ bản được Bộ Chính Trị đề xuất thời gian thực hiện sau 2026 có đúng không?