Bản kiểm điểm của đảng viên dự bị có giống bản kiểm điểm Đảng viên chính thức hay không?
Bản kiểm điểm của đảng viên dự bị có giống bản kiểm điểm Đảng viên chính thức hay không?
Đảng viên dự bị là công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện, thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng được kết nạp vào Đảng và đang trong thời gian mười hai tháng dự bị. Sau khi hết thời kỳ dự bị, đảng viên dự bị được chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức và biểu quyết như khi xét kết nạp.
Theo đó, đảng viên dự bị cũng phải làm bản kiểm điểm cuối năm trừ các trường hợp tại khoản 2 Điều 5 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 như sau:
(1) Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng;
(2) Đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng;
(3) Đảng viên mới kết nạp chưa đủ 6 tháng.
Theo đó, bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị cuối năm 2024 đang áp dụng là Mẫu 10-KNĐ ban hành kèm theo Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022.
Còn bản kiểm điểm của đảng viên chính thức được quy định tại bản kiểm điểm đảng viên cuối năm dành cho cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo Mẫu 02B-HD KĐ.ĐG 2023 và không giữ chức vụ lãnh đạo Mẫu 02A-HD KĐ.ĐG 2023 ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023.
Xem chi tiết bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị như sau:
Mẫu Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị mới nhất hiện nay: TẠI ĐÂY
Bản kiểm điểm của Đảng viên dự bị có giống bản kiểm điểm Đảng viên chính thức hay không? (Hình từ Internet)
Đảng viên dự bị có phải đóng đảng phí hay không?
Căn cứ Điều 5 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
Điều 5.
1. Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.
2. Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị.
3. Nghị quyết của chi bộ về đề nghị công nhận đảng viên chính thức phải được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định.
4. Đảng viên đã được công nhận chính thức thì tuổi đảng của đảng viên tính từ ngày ghi trong quyết định kết nạp.
Đồng thời các đối tượng phải đóng đảng phí được Bộ Chính trị quy định cụ thể tại Quy định về chế độ đảng phí ban hành kèm theo Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 gồm:
- Đảng viên trong các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang.
- Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội.
- Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế.
- Đảng viên khác ở trong nước bao gồm đảng viên nông nghiệp, nông thôn, đảng viên là học sinh, sinh viên…
- Đảng viên sống, học tập, làm việc ở ngoài nước.
Như vậy, khi đã là đảng viên thì phải thực hiện nghĩa vụ nộp đảng phí mà không phân biệt đảng viên chính thức hay đảng viên dự bị.
Nguyên tắc kiểm điểm, đánh giá xếp loại chất lượng đảng viên là CBCCVC là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 quy định:
Quan điểm, nguyên tắc
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; giữ vững sự đoàn kết, thống nhất, đúng thẩm quyền, trách nhiệm.
2. Chú trọng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trách nhiệm, phương pháp trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là hiệu quả công việc. Gắn trách nhiệm cá nhân với tập thể; gắn kết quả của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý với kết quả của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị. Tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm thực hiện thống nhất, đồng bộ trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
3. Kết hợp chặt chẽ kết quả đánh giá xếp loại cán bộ, công chức, viên chức, người lao động với đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.
Theo đó, nguyên tắc kiểm điểm, đánh giá xếp loại chất lượng đảng viên là CBCCVC là:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; giữ vững sự đoàn kết, thống nhất, đúng thẩm quyền, trách nhiệm.
- Chú trọng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trách nhiệm, phương pháp trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là hiệu quả công việc. Gắn trách nhiệm cá nhân với tập thể; gắn kết quả của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý với kết quả của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị. Tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm thực hiện thống nhất, đồng bộ trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
- Kết hợp chặt chẽ kết quả đánh giá xếp loại CBCCVC và người lao động với đánh giá xếp loại chất lượng đảng viên.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?