Ban chấp hành công đoàn các cấp có họp đột xuất không?
Ban chấp hành công đoàn các cấp có họp đột xuất không?
Căn cứ tại khoản 8 Điều 11 Điều lệ công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định:
Ban chấp hành công đoàn các cấp
...
7. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban chấp hành công đoàn các cấp
a. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động thuộc đối tượng, phạm vi theo phân cấp.
b. Tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn cùng cấp.
c. Thực hiện chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng và công đoàn cấp trên.
d. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động đối với công đoàn cấp dưới.
đ. Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, hợp nhất, giải thể, nâng cấp, hạ cấp công đoàn cấp dưới, công nhận ban chấp hành công đoàn cấp dưới.
e. Bầu Đoàn Chủ tịch (đối với Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn), bầu ban thường vụ (đối với ban chấp hành công đoàn có từ 09 ủy viên trở lên); bầu các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp.
g. Đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho cán bộ công đoàn hoạt động; hướng dẫn, giúp đỡ, bảo vệ cán bộ công đoàn khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng; ban chấp hành công đoàn cấp trên đại diện, hỗ trợ, giúp đỡ ban chấp hành công đoàn cơ sở thương lượng tập thể, thực hiện quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
h. Tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn của cán bộ, đoàn viên công đoàn tại các hội nghị của ban chấp hành.
i. Định kỳ báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động công đoàn cùng cấp với cấp ủy đảng đồng cấp (nếu có), với công đoàn cấp trên và thông báo cho công đoàn cấp dưới.
k. Quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế công đoàn theo quy định của Nhà nước.
8. Ban chấp hành công đoàn các cấp họp định kỳ 6 tháng 1 lần; nơi không có ban thường vụ, ban chấp hành họp 3 tháng 1 lần; họp đột xuất khi cần.
Theo đó, Ban chấp hành công đoàn các cấp có thể họp đột xuất khi cần thiết.
Tham khảo mẫu biên bản họp Ban chấp hành công đoàn cơ sở hàng tháng: Tại đây
Ban chấp hành công đoàn các cấp có họp đột xuất không? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền kiểm tra, giám sát ủy viên ban chấp hành công đoàn các cấp?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 31 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định:
Quyền của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp
1. Ủy ban kiểm tra công đoàn có quyền kiểm tra, giám sát tổ chức công đoàn, ủy viên ban chấp hành công đoàn, cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới về thực hiện Điều lệ, nghị quyết và các quy định của tổ chức công đoàn, quy định của Đảng, Nhà nước.
2. Ủy ban kiểm tra công đoàn được xem xét, quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, đoàn viên công đoàn khi có vi phạm theo thẩm quyền quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn.
3. Ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn được học tập, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát công đoàn; được mời dự các hội nghị của ban chấp hành và đại hội, hội nghị công đoàn cùng cấp.
4. Báo cáo với ban chấp hành công đoàn cùng cấp về hoạt động kiểm tra, giám sát công đoàn và đề xuất các nội dung, chương trình công tác của ủy ban kiểm tra công đoàn trong các hội nghị thường kỳ của ban chấp hành công đoàn.
5. Yêu cầu tổ chức công đoàn và người chịu trách nhiệm của tổ chức công đoàn, cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn được kiểm tra, giám sát có trách nhiệm báo cáo, cung cấp các tài liệu cho công tác kiểm tra, giám sát và trả lời những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát.
6. Báo cáo kết luận kiểm tra, giám sát và đề xuất các hình thức xử lý với cơ quan thường trực của ban chấp hành công đoàn cùng cấp. Những kiến nghị của ủy ban kiểm tra công đoàn không được cơ quan thường trực ban chấp hành công đoàn cùng cấp giải quyết, thì ủy ban kiểm tra công đoàn có quyền báo cáo với ban chấp hành công đoàn cùng cấp và báo cáo lên ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên.
7. Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở được sử dụng con dấu của ban chấp hành công đoàn cùng cấp. Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn và ủy ban kiểm tra liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương được sử dụng con dấu riêng, theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
Theo đó, ủy ban kiểm tra công đoàn có quyền kiểm tra, giám sát ủy viên ban chấp hành công đoàn cùng cấp và cấp dưới về thực hiện Điều lệ, nghị quyết và các quy định của tổ chức công đoàn, quy định của Đảng, Nhà nước.
Cơ cấu ban chấp hành công đoàn cơ sở được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 2 Hướng dẫn 28/HD-TLĐ năm 2021 nêu cơ cấu ban chấp hành công đoàn cơ sở như sau:
- Ban chấp hành công đoàn cơ sở cần có số lượng hợp lý, cơ cấu đảm bảo nhu cầu, tính đại diện của đoàn viên theo khu vực, đơn vị, bộ phận sản xuất...
Đối với công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp, ưu tiên cơ cấu tổ trưởng công đoàn, đảm bảo tỷ lệ từ 50% trở lên so với tổng số ủy viên ban chấp hành.
- Ban chấp hành công đoàn cơ sở đương nhiệm có trách nhiệm dự kiến cơ cấu nhân sự ban chấp hành khóa mới trên cơ sở số lượng ủy viên ban chấp hành đã được công đoàn cấp trên phê duyệt, phân bổ đến tổ công đoàn, công đoàn bộ phận hoặc công đoàn cơ sở thành viên (nếu có), để làm căn cứ lấy ý kiến đoàn viên giới thiệu nhân sự tham gia ban chấp hành khóa mới trình đại hội quyết định.
- Căn cứ kết quả giới thiệu nhân sự, ban chấp hành khóa đương nhiệm lựa chọn những người đạt tỷ lệ giới thiệu cao, làm cơ sở trình ra đại hội để tổ chức bầu cử.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?