Bác sĩ y học dự phòng cao cấp có phải xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về y tế dự phòng không?
Bác sĩ y học dự phòng cao cấp có phải xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về y tế dự phòng không?
Tại khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định về nhiệm vụ của bác sĩ y học dự phòng cao cấp như sau:
Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) - Mã số: V.08.02.04
1. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì, biên soạn nội dung và lập kế hoạch hướng dẫn công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; đưa ra các biện pháp quản lý sức khỏe tại cộng đồng;
b) Chủ trì triển khai các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu;
c) Chủ trì thực hiện chế độ chức trách chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế, cụ thể:
Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về y tế dự phòng: phòng, chống dịch bệnh, phòng, chống bệnh xã hội, quản lý chương trình y tế, truyền thông giáo dục sức khỏe, sức khỏe lao động, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích;
Theo dõi, giám sát, phát hiện, đánh giá, kiểm soát và khống chế: yếu tố nguy cơ gây dịch, tác nhân gây bệnh, bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến yếu tố môi trường, tai nạn thương tích, an toàn thực phẩm, sức khỏe lao động và yếu tố nguy cơ khác đối với sức khỏe cộng đồng;
Tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát và khống chế dịch, bệnh, các tác nhân truyền nhiễm gây dịch nhất là ổ dịch bệnh mới phát sinh;
Phòng, chống bệnh không lây nhiễm, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Tham gia quản lý, chăm sóc tại cộng đồng: bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp, bệnh xã hội và phục hồi chức năng;
Khám, chữa bệnh thông thường và xử trí cấp cứu ban đầu;
Khám, tư vấn và điều trị dự phòng theo quy định;
d) Tham gia phân tích, đánh giá, kết luận những vấn đề chuyên môn y tế khó, phức tạp liên quan đến sức khỏe cộng đồng thuộc phạm vi công việc được giao và của ngành, lĩnh vực khi có yêu cầu;
đ) Chủ trì biên soạn tài liệu, quy trình chuyên môn kỹ thuật phòng, chống dịch, bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng;
e) Chỉ đạo hoặc trực tiếp hướng dẫn và đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật đối với viên chức, học sinh và sinh viên chuyên ngành y tế; tham gia giảng dạy sinh viên tại các trường đại học/cao đẳng y khi có yêu cầu;
g) Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học.
Như vậy, bác sĩ y học dự phòng cao cấp có trách nhiệm phải chủ trì thực hiện chế độ chức trách chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế, bao gồm cả việc xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về y tế dự phòng về phòng, chống dịch bệnh, phòng, chống bệnh xã hội, quản lý chương trình y tế, truyền thông giáo dục sức khỏe, sức khỏe lao động, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích.
Bác sĩ y học dự phòng cao cấp có phải xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về y tế dự phòng không? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bác sĩ y học dự phòng cao cấp được quy định như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV, được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 03/2022/TT-BYT như sau:
Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) - Mã số: V.08.02.04
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên ngành trong nước và trên thế giới;
b) Có năng lực xác định yếu tố tác động của môi trường tự nhiên, xã hội, nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đề xuất biện pháp can thiệp và dự phòng nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng;
c) Có năng lực xây dựng kế hoạch chiến lược, đánh giá chính sách, hệ thống, cơ cấu điều hành trong lĩnh vực y tế dự phòng;
d) Có năng lực lồng ghép, huy động và phối hợp liên ngành để thực hiện nhiệm vụ;
đ) Có năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học;
e) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc người tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ hoặc tương đương trở lên hoặc chủ nhiệm 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc sáng chế hoặc phát minh thuộc lĩnh vực chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt;
g) Viên chức thăng hạng từ chức danh bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) lên chức danh bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ chức danh bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) tối thiểu là 02 năm.
h) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Như vậy, bác sĩ y học dự phòng cao cấp phải đáp ứng đầy đủ 8 tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ nêu trên.
Viên chức muốn thăng hạng lên bác sĩ y học dự phòng cao cấp cần đáp ứng các điều kiện gì?
Tại điểm g khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV có quy định:
Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) - Mã số: V.08.02.04
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
...
g) Viên chức thăng hạng từ chức danh bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) lên chức danh bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ chức danh bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) tối thiểu là 02 năm.
Như vậy, viên chức muốn thăng hạng lên bác sĩ y học dự phòng cao cấp phải có thời gian giữ chức danh bác sĩ y học dự phòng chính hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh bác sĩ y học dự phòng chính tối thiểu là 02 năm.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?