Áp dụng mức lương cơ sở hay mức tham chiếu để tính mức hưởng nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau?
Chế độ ốm đau áp dụng đối với người lao động tham gia loại BHXH gì?
Hiện nay người lao động tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Bên cạnh đó, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2025 cũng quy định về chế độ ốm đau áp dụng đối với người tham gia BHXH bắt buộc tại Điều 4.
Như vậy, chế độ ốm đau chỉ áp dụng đối với người lao động tham gia loại BHXH bắt buộc.
Áp dụng mức lương cơ sở hay mức tham chiếu để tính mức hưởng nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau? (Hình từ Internet)
Áp dụng mức lương cơ sở hay mức tham chiếu để tính mức hưởng nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau?
Việc áp dụng mức lương cơ sở hay mức tham chiếu để tính mức hưởng nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau còn tùy thuộc vào thời điểm hưởng.
* Đối với trường hợp trước 1/7/2025:
Căn cứ theo Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
...
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
b) Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
c) Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Theo đó, mức hưởng nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau được tính bằng công thức sau:
Mức hưởng = 30% x Mức lương cơ sở
(Công thức tính mức hưởng cho một ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau)
* Đối với trường hợp từ 1/7/2025:
Căn cứ theo Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau
...
2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định; trường hợp hai bên có ý kiến khác nhau thì người sử dụng lao động quyết định số ngày nghỉ trên cơ sở đề nghị của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
b) 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
c) 05 ngày đối với trường hợp khác.
3. Mức hưởng cho một ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau bằng 30% mức tham chiếu.
4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về việc tính, việc xác định điều kiện đối với từng trường hợp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau.
Theo đó, mức hưởng nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau được tính bằng công thức sau:
Mức hưởng = 30% x Mức tham chiếu.
(Công thức tính mức hưởng cho một ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau)
Kết luận: Sẽ áp dụng mức lương cơ sở để tính mức hưởng nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau đối với các trường hợp hưởng trước 1/7/2025. Và áp dụng mức tham chiếu để tính mức hưởng nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau đối với các trường hợp hưởng từ 1/7/2025.
Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe là trách nhiệm của ai?
Căn cứ theo Điều 49 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau như sau:
Giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, người sử dụng lao động lập danh sách người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận danh sách do người sử dụng lao động lập, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe (lập danh sách người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe) cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- 26 Tết Âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài bao lâu đối với CBCCVC và người lao động?
- Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 (Tết Ất Tỵ) là ngày nào? Người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Ất Tỵ 2025 đúng không?
- Chính thức bãi bỏ mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang sau thời gian nào?
- Chốt lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động và cán bộ công chức viên chức thuộc thẩm quyền Thủ tướng đúng không và được nghỉ mấy ngày?