Ẩn dụ là gì? Ví dụ về ẩn dụ? Hợp đồng lao động có phần nội dung bị ẩn dụ, khó hiểu thì được giải thích theo nguyên tắc nào?
Ẩn dụ là gì? Ví dụ về ẩn dụ?
Ẩn dụ là một biện pháp tu từ trong đó tên gọi của sự vật hoặc hiện tượng này được dùng để gọi tên sự vật hoặc hiện tượng khác có nét tương đồng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc...). Mục đích của ẩn dụ là tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt, giúp người đọc hoặc người nghe dễ dàng hình dung và cảm nhận sâu sắc hơn.
Ví dụ về ẩn dụ:
- "Gặp đây mận mới hỏi đào, Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?".
Trong câu ca dao này, "mận" và "đào" được dùng để chỉ người con trai và người con gái, còn "vườn hồng" ám chỉ trái tim của cô gái.
- "Thuyền về có nhớ bến chăng, Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền."
"Thuyền" và "bến" ở đây là ẩn dụ cho người đi xa và người ở lại, thể hiện nỗi nhớ nhung và sự chờ đợi.
- "Nước non lận đận một mình, Thân cò lên thác, xuống ghềnh bấy nay."
"Thân cò" là ẩn dụ cho người nông dân vất vả, lao động cực nhọc.
Thông tin mang tính chất tham khảo
Ẩn dụ là gì? Ví dụ về ẩn dụ? Hợp đồng lao động có phần nội dung bị ẩn dụ, khó hiểu thì được giải thích theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Hợp đồng lao động có phần nội dung bị ẩn dụ, khó hiểu thì được giải thích theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 121 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Giải thích giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có nội dung không rõ ràng, khó hiểu, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này thì việc giải thích giao dịch dân sự đó được thực hiện theo thứ tự sau đây:
a) Theo ý chí đích thực của các bên khi xác lập giao dịch;
b) Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch;
c) Theo tập quán nơi giao dịch được xác lập.
2. Việc giải thích hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 404 của Bộ luật này; việc giải thích nội dung di chúc được thực hiện theo quy định tại Điều 648 của Bộ luật này.
Ngoài ra theo Điều 404 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thì theo đó hợp đồng lao động có phần nội dung bị ẩn dụ, khó hiểu thì được giải thích theo nguyên tắc sau:
- Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng.
- Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng.
- Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.
- Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.
- Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.
- Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia.
Trong hợp đồng lao động cần ghi những thông tin gì của người sử dụng lao động?
Theo Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết.
4. Chính phủ quy định nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Theo đó trong nội dung hợp đồng lao động cần ghi những thông tin của người sử dụng lao động như sau: Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Thứ 6 đen tối là ngày nào? Ngày thứ 6 đen tối có phải ngày nghỉ lễ của người lao động không?
- Lần điều chỉnh tăng lương hưu tiếp theo sau khi tăng 15% của cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì căn cứ để tính điều chỉnh dựa trên mức lương hưu nào?
- Chính sách tăng lương hưu năm 2025: Đối tượng và điều kiện áp dụng là gì?