Ai được tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc?
Có bắt buộc người sử dụng lao động phải bố trí thời gian để tổ chức các cuộc đối thoại tại nơi làm việc không?
Tại Điều 37 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Trách nhiệm tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) để tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động.
Ở nơi làm việc có người lao động không tham gia là thành viên của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện để những người lao động này tự lựa chọn thành viên đại diện cho họ (sau đây gọi là nhóm đại diện đối thoại của người lao động) để tham gia đối thoại với người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động. Số lượng thành viên nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định này.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định cụ thể trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc các nội dung chủ yếu sau để tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động:
a) Nguyên tắc đối thoại tại nơi làm việc;
b) Số lượng, thành phần tham gia đối thoại của mỗi bên theo quy định tại Điều 38 Nghị định này;
c) Số lần, thời gian tổ chức đối thoại định kỳ hằng năm;
d) Cách thức tổ chức đối thoại định kỳ, đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên, đối thoại khi có vụ việc;
đ) Trách nhiệm của các bên khi tham gia đối thoại theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động;
e) Việc áp dụng quy định tại Điều 176 của Bộ luật Lao động đối với các thành viên đại diện tham gia đối thoại bên người lao động mà không phải là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
g) Nội dung khác (nếu có).
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người sử dụng lao động có trách nhiệm:
a) Cử đại diện bên người sử dụng lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc theo quy định;
b) Bố trí địa điểm, thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác để tổ chức các cuộc đối thoại tại nơi làm việc;
c) Báo cáo tình hình thực hiện đối thoại và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc với cơ quan quản lý nhà nước về lao động khi được yêu cầu.
...
Theo đó người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bố trí thời gian để tổ chức các cuộc đối thoại tại nơi làm việc.
Ai được tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc? (Hình từ Internet)
Ai được tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc?
Theo quy định tại Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì thành phần tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc bao gồm:
(1) Phía người sử dụng lao động:
- Do người sử dụng lao định nhưng đảm bảo ít nhất 03 người.
- Trong đó có người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động và quy định trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
(2) Phía người lao động:
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng đại diện tham gia đối thoại tương ứng theo tỷ lệ thành viên của tổ chức và nhóm mình và đảm bảo ít nhất:
- 03 người: Doanh nghiệp sử dụng dưới 50 người lao động.
- 04 - 08 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 50 - dưới 150 người lao động.
- 09 - 13 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 150 - dưới 300 người lao động.
- 14 - 18 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 300 - dưới 500 người lao động.
- 19 - 23 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 500 - dưới 1.000 người lao động.
- 24 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên.
Danh sách các thành viên tham gia đối thoại được thực hiện định kì ít nhất 02 năm/lần và công bố công khai tại nơi làm việc.
Ngoài ra, hai bên có thể thống mất mời tất cả người lao động hoặc một số người lao động liên quan cùng tham gia đối thoại, bảo đảm có sự tham gia của đại diện lao động nữ khi đối thoại về các nội dung liên quan đến quyền, lợi ích của lao động nữ.
Kết quả đối thoại tại nơi làm việc phải được công bố vào thời điểm nào?
Tại tiểu mục 3 Mục II Phần II Hướng dẫn 41/HD-TLD năm 2021 có quy định như sau:
Công bố kết quả đối thoại
Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi đối thoại kết thúc, công đoàn chủ trì, phối hợp với tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của NLĐ (nếu có) phổ biến kết quả đối thoại tới toàn thể NLĐ; đề nghị NSDLĐ công khai những nội dung chính của cuộc đối thoại.
Theo quy định trên, kết quả đối thoại tại nơi làm việc phải được công bố trong thời gian 03 ngay làm việc từ khi đối thoại kết thúc, công đoàn chủ trì, phối hợp với tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến kết quả đối thoại tới toàn thể người lao dộng; đề nghị người sử dụng lao động công khai những nội dung chính của cuộc đối thoại.
Như vậy, kết quả đối thoại tại nơi làm việc phải được công bố sau 3 ngày kể từ khi đối thoại kết thúc.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?