Ai có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm công chức Bộ Công Thương trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch?
Ai có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm công chức Bộ Công Thương trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-BCT năm 2022 quy định như sau:
Bổ nhiệm vào ngạch công chức
1. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách công chức trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với công chức trúng tuyển theo quy định:
a) Đối với ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương:
Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với công chức trúng tuyển sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ.
b) Đối với ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương, ngạch chuyên viên hoặc tương đương, ngạch cán sự hoặc tương đương:
Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định theo thẩm quyền hoặc phân cấp việc quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với công chức trúng tuyển kỳ nâng ngạch.
c) Đối với ngạch kiểm soát viên thị trường:
Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với công chức trúng tuyển kỳ nâng ngạch.
2. Việc xếp lương ở ngạch mới bổ nhiệm thực hiện theo quy định hiện hành.
Theo đó, thẩm quyền quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức Bộ Công Thương được quy định như sau:
- Đối với ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương: Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định bổ nhiệm ngạch đối với công chức trúng tuyển sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ.
- Đối với ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương, ngạch chuyên viên hoặc tương đương, ngạch cán sự hoặc tương đương: Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định theo thẩm quyền hoặc phân cấp việc quyết định bổ nhiệm ngạch đối với công chức trúng tuyển kỳ nâng ngạch.
- Đối với ngạch kiểm soát viên thị trường: Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường quyết định bổ nhiệm ngạch đối với công chức trúng tuyển kỳ nâng ngạch.
Ai có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm công chức Bộ Công Thương trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch?
Hồ sơ thi nâng ngạch công chức Bộ Công Thương gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 24 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-BCT năm 2022 quy định như sau:
Hồ sơ nâng ngạch công chức; hình thức, nội dung và thời gian thi nâng ngạch; xác định người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch; thông báo kết quả thi nâng ngạch
Hồ sơ nâng ngạch công chức; hình thức, nội dung và thời gian thi nâng ngạch; xác định người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch; thông báo kết quả thi nâng ngạch được thực hiện theo quy định từ Điều 36 đến Điều 39 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Các bản sao văn bằng, chứng chỉ, quyết định, hợp đồng gửi kèm hồ sơ nâng ngạch phải được chứng thực hoặc công chứng theo quy định của pháp luật. Đối với bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải được cơ quan chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận theo quy định. Trường hợp được cử đi học nước ngoài theo đề án, thỏa thuận hợp tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có thể thay thế bản công nhận văn bằng bởi bản sao quyết định cử đi học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, hồ sơ thi nâng ngạch công chức Bộ Công Thương được thực hiện theo quy định tại Điều 36 Nghị định 138/2020/NĐ-CP.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 36 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, hồ sơ thi nâng ngạch công chức Bộ Công Thương gồm:
- Sơ yếu lý lịch công chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thi nâng ngạch, có xác nhận của cơ quan quản lý, sử dụng công chức;
- Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng công chức về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi theo quy định;
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch dự thi;
Trường hợp công chức có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ hoặc tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của ngạch dự thi hoặc được miễn thi môn ngoại ngữ hoặc môn tin học thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
- Các yêu cầu khác theo quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức dự thi.
Bước đầu tiên trong quy trình tổ chức thi nâng ngạch công chức Bộ Công Thương là gì?
Căn cứ theo Điều 26 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-BCT năm 2022, quy trình tổ chức thi nâng ngạch công chức Bộ Công Thương gồm 08 bước sau:
Bước 1: Xin chủ trương tổ chức thi và đề xuất chỉ tiêu nâng ngạch công chức;
Bước 2: Thông báo hướng dẫn thu, nộp hồ sơ;
Bước 3: Thẩm định hồ sơ, phê duyệt danh sách công chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch;
Bước 4: Xây dựng Đề án tổ chức thi nâng ngạch;
Bước 5: Ban hành Kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch;
Bước 6: Thành lập Hội đồng thi, Ban giám sát kỳ thi và các Ban giúp việc của Hội đồng;
Bước 7: Tổ chức thi, chấm thi và thông báo kết quả thi nâng ngạch;
Bước 8: Rà soát tiêu chuẩn, điều kiện dự thi; bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch công chức mới.
Theo đó, bước đầu tiên trong quy trình tổ chức thi nâng ngạch công chức Bộ Công Thương là việc xin chủ trương tổ chức thi và đề xuất chỉ tiêu nâng ngạch công chức.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?