Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thẩm quyền bổ nhiệm Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thuộc về ai?

Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?

Căn cứ theo Điều 98 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

Điều 98.
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật;
2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;
3. Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
...

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền bổ nhiệm Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?

Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam? (Hình từ Internet)

Phạm vi giải quyết công việc của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là gì?

Căn cứ theo Điều 4 Quy chế làm việc ban hành kèm theo Quyết định 2805/QĐ-NHNN năm 2014 quy định như sau:

Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Thống đốc
1. Trách nhiệm:
Mỗi Phó Thống đốc được Thống đốc phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác, phụ trách một số đơn vị và được sử dụng quyền hạn của Thống đốc, nhân danh Thống đốc khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Thống đốc và trước pháp luật về những quyết định của mình.
Khi Thống đốc điều chỉnh sự phân công giữa các Phó Thống đốc thì các Phó Thống đốc phải bàn giao nội dung công việc, hồ sơ, tài liệu liên quan cho nhau và báo cáo Thống đốc.
2. Phạm vi giải quyết công việc:
a) Chỉ đạo việc thực hiện công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án và các văn bản quản lý khác trong lĩnh vực được Thống đốc phân công;
b) Chỉ đạo kiểm tra việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định của Thống đốc trong phạm vi được phân công, phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung;
c) Chủ động giải quyết công việc được phân công, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Phó Thống đốc khác thì trực tiếp phối hợp với Phó Thống đốc đó để giải quyết. Trường hợp giữa các Phó Thống đốc còn có các ý kiến khác nhau, phải báo cáo Thống đốc quyết định;
d) Đối với những vấn đề thuộc về chủ trương hoặc có tính nguyên tắc mà chưa có văn bản quy định hoặc những vấn đề nhạy cảm dễ gây tác động đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, tình hình của ngành, việc ký kết thỏa thuận quốc tế và những vấn đề quan trọng khác thì Phó Thống đốc phải xin ý kiến của Thống đốc trước khi quyết định.

Theo đó, phạm vi giải quyết công việc của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như sau:

- Chỉ đạo việc thực hiện công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án và các văn bản quản lý khác trong lĩnh vực được Thống đốc phân công;

- Chỉ đạo kiểm tra việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định của Thống đốc trong phạm vi được phân công, phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung;

- Chủ động giải quyết công việc được phân công, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Phó Thống đốc khác thì trực tiếp phối hợp với Phó Thống đốc đó để giải quyết.

Trong trường hợp giữa các Phó Thống đốc còn có các ý kiến khác nhau, phải báo cáo Thống đốc quyết định;

- Phải xin ý kiến của Thống đốc trước khi quyết định đối với những vấn đề thuộc về chủ trương hoặc có tính nguyên tắc mà chưa có văn bản quy định hoặc những vấn đề nhạy cảm dễ gây tác động đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, tình hình của ngành, việc ký kết thỏa thuận quốc tế và những vấn đề quan trọng khác.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có tối đa bao nhiêu Phó Thống đốc?

Căn cứ theo Điều 38 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định như sau:

Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
1. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện nhiệm vụ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về nhiệm vụ được phân công.
2. Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 05; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao không quá 06. Trong trường hợp do sáp nhập bộ, cơ quan ngang bộ hoặc do yêu cầu điều động, luân chuyển cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thì Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có tối đa 05 Phó Thống đốc.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?
Đi đến trang Tìm kiếm - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
659 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản quan trọng về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân Danh sách văn bản quy định về Quốc kỳ Việt Nam mới nhất Toàn bộ văn bản quy định về Hiến tạng mới nhất Tổng hợp văn bản pháp luật quy định về tôn giáo cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào