8,01% thanh niên thất nghiệp ở độ tuổi lao động từ 15 đến 24 tuổi trong quý 2 năm 2024 có đúng không?
8,01% thanh niên thất nghiệp ở độ tuổi lao động từ 15 đến 24 tuổi trong quý 2 năm 2024 có đúng không?
Theo Thông cáo báo chí về tình hình lao động, việc làm quý 2 và 6 tháng đầu năm 2024 của Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Tại Mục 5 Thông cáo báo chí thì tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II/2024 là 2,29%, tăng 0,05 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,01 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực thành thị là 2,71%; khu vực nông thôn là 2,01%.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động sáu tháng đầu năm 2024 là 2,27%, không đổi so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực thành thị là 2,68%; khu vực nông thôn là 2%.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) quý II/2024 là 8,01%, tăng 0,02 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. So với tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên luôn cao và gấp hơn 3 lần do thanh niên là lực lượng trẻ, nhu cầu có việc làm cao hơn, họ bắt buộc tìm kiếm việc làm. Bên cạnh đó, thanh niên thường được trang bị các kiến thức tốt với trình độ cao nên họ có nhiều cơ hội lựa chọn công việc đúng như ý muốn hơn là làm các công việc tạm thời, thu nhập thấp. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 10,19%; khu vực nông thôn là 6,86%. Trong quý II/2024, cả nước có khoảng 1,3 triệu thanh niên (từ 15-24 tuổi) không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo, chiếm 10,2%. Tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo ở khu vực nông thôn là 11,3%, khu vực thành thị là 8,5%; nữ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo là 11,5%; nam là 9,0%.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) 6 tháng đầu năm 2024 là 8%, tăng 0,49 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 10,18%, tăng 0,65 điểm phần trăm; khu vực nông thôn là 6,87%, tăng 0,4 điểm phần trăm.
Như vậy tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15 đến 24 tuổi trong quý 2 năm 2024 là 8,01%, tăng 0,02 điểm phần trăm so với quý 1 năm 2024 và tăng 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2023.
Thông cáo báo chí về tình hình lao động, việc làm quý 2 và 6 tháng đầu năm 2024: TẢI VỀ.
8,01% thanh niên thất nghiệp ở độ tuổi lao động từ 15 đến 24 tuổi trong quý 2 năm 2024 có đúng không? (Hình từ Internet)
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bắt buộc phải thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm đúng không?
Căn cứ theo Điều 52 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
Thông báo về việc tìm kiếm việc làm
1. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
b) Trường hợp bất khả kháng.
2. Đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì người lao động có trách nhiệm thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều này.
Và căn cứ theo Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm
1. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
3. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải trực tiếp thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm nếu thời gian thông báo về việc tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên;
b) Ốm đau có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Nghỉ hưởng chế độ thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền. Riêng đối với trường hợp nam giới có vợ chết sau khi sinh con mà phải trực tiếp nuôi dưỡng con thì giấy tờ xác nhận là giấy khai sinh của con và giấy chứng tử của mẹ;
d) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
đ) Bị hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
e) Cha, mẹ, vợ/chồng, con của người lao động chết; người lao động hoặc con của người lao động kết hôn có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
g) Đang tham gia khóa học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và có xác nhận của cơ sở đào tạo nghề nghiệp;
h) Thực hiện hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 03 tháng;
i) Đi cai nghiện tự nguyện có xác nhận của cơ sở cai nghiện hoặc xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ;
k) Chuyển nơi hưởng trợ cấp theo quy định tại khoản 5 Điều này.
Người lao động phải thông tin cho trung tâm dịch vụ việc làm (thông qua điện thoại, thư điện tử, fax, ...) về lý do không phải trực tiếp đến thông báo và trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của thời hạn thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm theo quy định, đồng thời gửi thư bảo đảm hoặc ủy quyền cho người khác nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ nêu trên chứng minh thuộc trường hợp không phải thông báo trực tiếp đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp , trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp gửi theo đường bưu điện thì ngày được coi là đã gửi thông báo là ngày gửi ghi trên dấu bưu điện.
...
Như vậy, trong mọi trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bắt buộc phải thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm.
Hướng dẫn thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp như thế nào?
Chuẩn bị hồ sơ:
Để được hưởng, cá nhân cần nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) quy định như sau: trong thời hạn 03 tháng từ khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động nộp hồ sơ cho Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động muốn nhận để hưởng trợ cấp.
Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Khi đảm bảo đủ điều kiện hưởng, người lao động nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) gồm những văn bản, tài liệu sau:
- Bản chính sổ bảo hiểm xã hội
- Đề nghị hưởng BHTN theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định.
Thủ tục nhận chế độ trợ cấp trong bảo hiểm thất nghiệp
Quy trình thực hiện thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp gồm các bước như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi NLĐ muốn nhận trợ cấp.
Hình thức nộp hồ sơ:
Người lao động có thể đến nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ thông qua đường bưu điện (ngày nộp hồ sơ là ngày ghi trên dấu bưu điện) hoặc ủy quyền cho người khác nộp.
Nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng dịch vụ công quốc gia và thực hiện làm thủ tục hưởng BHTN online theo hướng dẫn.
Bước 2: Chờ giải quyết hồ sơ
Sau khi nộp hồ sơ hưởng, NLĐ tìm việc làm nhưng trong vòng 15 ngày mà chưa tìm được việc làm thì đến Trung tâm dịch vụ việc làm để thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Trung tâm ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ BHXH có xác nhận trả cho người lao động. Trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì cơ quan BHXH phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời điểm tính hưởng trợ cấp là từ ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.
Bước 3. Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả tiền trợ cấp, cơ quan BHXH tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho NLĐ kèm theo thẻ BHYT.
Hàng tháng, cơ quan BHXH thực hiện chi trả tiền trợ cấp thất nghiệp trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ.
Bước 4: Người lao động thông báo tìm việc hàng tháng
Người lao động phải đến Trung tâm dịch vụ việc làm thông báo về việc tìm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp (theo đúng lịch hẹn kèm theo Quyết định trợ cấp thất nghiệp). Trường hợp không đến thông báo về tình trạng tìm kiếm việc làm, người lao động sẽ không được hưởng trợ cấp theo đúng quy định.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?