19009068 là tổng đài gì? Có phải là Tổng đài của BHXH Việt Nam không?
19009068 là tổng đài gì? Có phải là Tổng đài của BHXH Việt Nam không?
Hệ thống Tổng đài của BHXH Việt Nam được chính thức đưa vào vận hành từ tháng 08/2017 nhằm mục đích hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc của người dân, đơn vị tổ chức liên quan đến việc đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Số điện thoại đường dây nóng Tổng đài của BHXH Việt Nam: 1900 9068 (cước phí 1.000 đồng/ 1 phút gọi dùng để trả phí cho đơn vị cung cấp dịch vụ Tổng đài)
Như vậy, 19009068 là Tổng đài của BHXH Việt Nam.
Số tổng đài chăm sóc khách hàng duy nhất của BHXH Việt Nam với các nhánh gọi hỗ trợ theo nhu cầu bao gồm:
- Nhánh số 1: Hỗ trợ chế độ, chính sách BHXH, BHYT
- Nhánh số 2: Cổng thông tin giám định BHYT
- Nhánh số 3: Cổng giao dịch điện tử
- Nhánh số 4: Hỗ trợ cài đặt và sử dụng VssID
- Nhánh số 8: Hỗ trợ cấp lại mật khẩu VssID
Tính đến nay hệ thống vẫn đảm bảo vận hành thông suốt trong hầu hết thời gian hoạt động. Tuy nhiên, tại một số thời điểm Hệ thống kỹ thuật tổng đài 19009068 của BHXH Việt Nam gặp sự cố dẫn đến tình trạng người dân gọi điện đến số tổng đài bảo hiểm xã hội cần hỗ trợ nhưng không kết nối được.
Trong trường hợp không gọi được đến số hotline bảo hiểm xã hội ở trên, người lao động có thể gọi điện thoại đến số 024 3789 9999 trong giờ hành chính để được hỗ trợ.
19009068 là tổng đài gì? Có phải là Tổng đài của BHXH Việt Nam không?
Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.
5. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
Theo đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.
Nguyên tắc đóng bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Theo đó, nguyên tắc đóng bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
- Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?