03 trường hợp miễn trách nhiệm khi xử lý kỷ luật cán bộ, công chức trong đề xuất Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), cụ thể như thế nào?
- 03 trường hợp miễn trách nhiệm khi xử lý kỷ luật cán bộ, công chức trong đề xuất Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), cụ thể như thế nào?
- Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức được quy định như thế nào?
- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ được quy định như thế nào?
03 trường hợp miễn trách nhiệm khi xử lý kỷ luật cán bộ, công chức trong đề xuất Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), cụ thể như thế nào?
Vừa qua, Bộ Nội vụ đã hoàn thiện dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) Tải về. Dự thảo này đang được lấy ý kiến và dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9, diễn ra vào tháng 5.
Đáng lưu ý, dự thảo luật lần này tiếp tục dành một chương quy định về vấn đề xử lý kỷ luật, với một số điểm mới được cơ quan soạn thảo đề xuất.
Về miễn trách nhiệm đối với cán bộ, công chức, dự thảo nêu rõ 3 trường hợp cán bộ, công chức được miễn trách nhiệm xử lý kỷ luật gồm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) quy định:
Miễn trách nhiệm đối với cán bộ, công chức
Cán bộ, công chức được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
1. Phải chấp hành quyết định trái pháp luật của cấp trên nhưng đã báo cáo người ra quyết định trước khi chấp hành.
2. Hành vi được cơ quan có thẩm quyền xác định là dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
3. Do bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cán bộ, công chức được miễn trách nhiệm trong các trường hợp gồm:
- Phải chấp hành quyết định trái pháp luật của cấp trên nhưng đã báo cáo người ra quyết định trước khi chấp hành.
- Hành vi được cơ quan có thẩm quyền xác định là dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
- Do bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
So với Luật Cán bộ, công chức 2008 thì dự thảo bổ sung thêm trường hợp được miễn trách nhiệm đối với cán bộ, công chức, đó là hành vi được cơ quan có thẩm quyền xác định là dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Tải Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi): Tải về.
03 trường hợp miễn trách nhiệm khi xử lý kỷ luật cán bộ, công chức trong đề xuất Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 80 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật như sau:
- Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.
Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 80 Luật Cán bộ, công chức 2008, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:
+ 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
+ 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 80 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019.
- Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
+ Cán bộ, công chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
+ Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
+ Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
+ Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
- Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
- Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự không được tính vào thời hạn xử lý kỷ luật. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật.
Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ được quy định như sau:
- Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
- Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
- Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.





- Bãi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu, mức lương mới thay thế trong bảng lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang theo dự kiến là gì?
- Chốt: Danh sách cán bộ công chức tự nguyện xin nghỉ tinh giản trình UBND Thành phố Hà Nội vào thời gian nào hàng tháng?
- Sáp nhập xã: Người hoạt động không chuyên trách tại các xã bị sáp nhập có bị hạn chế về chế độ hỗ trợ tài chính so với CBCC chuyên trách không?
- Nghị định 67: Chính thức mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi dành cho CBCCVC và người lao động nằm trong khoảng nào?
- Songkran là lễ hội gì? Lễ hội Songkran tổ chức ở đâu? Lễ hội Songkran có thuộc trong các ngày lễ lớn của Việt Nam không? Người lao động có được nghỉ vào ngày này không?