03 lưu ý quan trọng người lao động nghỉ việc cần biết để bảo vệ quyền lợi của mình là gì?

Khi người lao động muốn nghỉ việc, cần lưu ý những gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

03 lưu ý quan trọng người lao động nghỉ việc cần biết để bảo vệ quyền lợi của mình là gì?

Những giấy tờ cần phải lấy khi nghỉ việc

Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP, giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động có thể là một trong các loại giấy tờ sau đây:

- Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

- Quyết định thôi việc.

- Quyết định sa thải.

- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

- Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động.

- Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và doanh nghiệp.

- Giấy xác nhận của doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng lao động với các thông tin về người lao động, loại hợp đồng lao động đã ký, lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động…

Do vậy, khi tiến hành thanh lý hợp đồng lao động với doanh nghiệp, người lao động cần yêu cầu họ cung cấp thêm giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng.

Nếu doanh nghiệp cố tình không chịu cung cấp giấy tờ chứng minh chấm dứt hợp đồng lao động, gây ảnh hưởng đến việc hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động có thể tiến hành thủ tục khiếu nại.

Sổ BHXH sau khi đã chốt thời gian đóng

Giấy tờ quan trọng tiếp theo là liên quan tới sổ BHXH.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 sau khi chấm dứt hợp đồng với người lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Những khoản tiền được nhận khi nghỉ việc

- Tiền lương chưa được thanh toán

Căn cứ vào khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của người lao động.

- Tiền trợ cấp thôi việc

Căn cứ vào khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm 2013 thì người lao động làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên thì sẽ được nhận tiền trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Lưu ý: Thời gian tính trợ cấp thôi việc sẽ trừ đi thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

=

Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động

-

Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

- Tiền phép năm chưa nghỉ hết

Căn cứ vào khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp người lao động chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết mà phải nghỉ việc thì người lao động sẽ được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

- Tiền trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ vào khoản 1 Điều 49 Luật Việc làm 2013, để hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm tại nơi mình muốn hưởng.

Tiền trợ cấp thất nghiệp sẽ do quỹ BHXH chi trả cho người lao động đủ điều kiện hưởng. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 - 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

- Tiền trợ cấp mất việc làm

Căn cứ vào khoản 1 Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 quy định: người lao động sẽ được nhận tiền trợ cấp mất việc làm khi người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

03 lưu ý quan trọng người lao động nghỉ việc cần biết để bảo vệ quyền lợi của mình là gì?

03 lưu ý quan trọng người lao động nghỉ việc cần biết để bảo vệ quyền lợi của mình là gì?

Người lao động xin nghỉ việc thì phải báo trước bao nhiêu ngày?

Theo quy định hiện hành, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải báo trước cho công ty một khoảng thời gian theo luật định. Cụ thể:

Trường hợp 1: Người lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn

Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động muốn xin nghỉ việc thì phải báo trước ít nhất 45 ngày khi làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Trường hợp 2: Người lao động ký hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng

Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động muốn xin nghỉ việc thì phải báo trước ít nhất 30 ngày khi làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.

Trường hợp 3: Người lao động ký hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng

Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động muốn xin nghỉ việc thì phải báo trước ít nhất 03 ngày khi làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng

Trường hợp 4: Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù

Căn cứ tại điểm d khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, đối với người lao động có ngành, nghề, công việc đặc thù sẽ có thời hạn báo trước theo quy định của Chính phủ và thời hạn báo trước này có thể dài hơn lên đến ít nhất 120 ngày (quy định tại Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).

Lưu ý: Những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có thể nghỉ việc mà không cần phải báo trước.

Người lao động nghỉ việc mà không bàn giao công việc thì có vi phạm pháp luật hiện nay không?

Căn cứ tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Theo đó, pháp luật hiện hành không có bất cứ quy định nào về nghĩa vụ của người lao động phải bàn giao công việc trước khi nghỉ việc.

Do đó, nếu nội quy lao động không quy định và các bên cũng không có thỏa thuận về việc bàn giao lại công việc khi nghỉ việc thì người lao động không có nghĩa vụ phải thực hiện trách nhiệm này. Như vậy, trường hợp này người lao động nghỉ việc mà không bàn giao công việc thì không vi phạm pháp luật hiện nay.

Ngược lại, nếu hợp đồng lao động hay nội quy lao động của doanh nghiệp có điều khoản quy định về nghĩa vụ bàn giao lại công việc thì người lao động phải thực hiện đúng theo quy định hoặc cam kết ban đầu (quy định tại khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019). Trường hợp người lao động không thực hiện nghĩa vụ bàn giao công việc thì sẽ được coi là có hành vi vi phạm về hợp đồng lao động hoặc nội quy lao động.

Như vậy, tùy theo thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp hoặc hợp đồng lao động hay nội quy lao động của doanh nghiệp mà trường hợp người lao động nghỉ việc không bàn giao lại công việc được xem là có vi phạm hoặc không vi phạm.

Nghỉ việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động nghỉ việc phải báo trước 30 ngày hay 30 ngày làm việc?
Lao động tiền lương
Nghỉ việc không báo trước có được nhận trợ cấp thôi việc hay không?
Lao động tiền lương
NLĐ nghỉ việc không báo trước có phải bồi thường hay không?
Lao động tiền lương
03 lưu ý quan trọng người lao động nghỉ việc cần biết để bảo vệ quyền lợi của mình là gì?
Lao động tiền lương
Phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước mấy ngày khi cho người lao động nghỉ việc vì lý do kinh tế?
Lao động tiền lương
Nghỉ việc bao lâu được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Lao động tiền lương
02 mẫu quyết định nghỉ việc mới nhất năm 2024 là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Miễn trừ trách nhiệm bồi thường khi nghỉ việc không báo trước trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Nghỉ việc trái luật, người lao động phải bồi thường những gì?
Lao động tiền lương
Trường hợp nào người lao động nghỉ việc được coi là có lý do chính đáng để không bị sa thải?
Đi đến trang Tìm kiếm - Nghỉ việc
190 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghỉ việc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào