PHÁP LÝ CHUYÊN SÂU
Tra cứu Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý
 
Lĩnh vực:
Tìm thấy 9712 thuật ngữ
Thiết bị vệ sinh tự hoại (trong phương tiện giao thông đường sắt)

Là thiết bị thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải từ bồn cầu trong nhà vệ sinh lắp trên toa xe khách.

Kính an toàn
Tiếng Anh: Safety glass

Là loại kính có đặc tính an toàn khó vỡ và/hoặc giảm thiểu thương tích cho con người khi vỡ. Kính an toàn bao gồm kính tôi an toàn, kính dán an toàn và các loại kính an toàn khác có đặc tính tương tự.

Kính tôi an toàn
Tiếng Anh: Tempered safety glass

kính an toàn được xử lý nhiệt (heat treated glass) hoặc tôi hóa chất (chemicaly-tempered glass) nhằm tạo ứng suất bề mặt để tăng độ bền cơ học và độ phân mảnh khi vỡ.

Tiếp điện trên cao (trong phương tiện giao thông đường sắt)

Là phương thức cấp điện liên tục cho tàu đường sắt đô thị thông qua mạng tiếp xúc bao gồm hệ thống dây dẫn điện và hệ thống đỡ dây lắp đặt trên cao chạy dọc đường sắt.

Tiếp điện ray thứ ba

Là phương thức cấp điện liên tục cho tàu đường sắt đô thị thông qua ray dẫn điện được đặt bên cạnh hoặc giữa các ray đường sắt.

Thiết bị mở cửa khẩn cấp (trong phương tiện giao thông đường sắt)
Tiếng Anh: Egress device

Là thiết bị có dạng tay nắm, cần giật hoặc nút nhấn dùng để mở thủ công cửa hành khách của toa xe đường sắt đô thị trong trường hợp khẩn cấp.

Toa xe tiếp cận cho người khuyết tật

toa xe khách có thiết kế, lắp đặt các trang thiết bị để người khuyết tật có thể tiếp cận sử dụng được.

Khoang hành khách

Là không gian bên trong toa xe khách dành cho hành khách đi tàu, không bao gồm phòng vệ sinh, phòng rửa mặt, hành lang và lối cửa ra vào.

Cầu lên xuống (trong phương tiện giao thông đường sắt)

Là cầu nối giữa sàn toa xe và ke ga dành cho người dùng xe lăn lên, xuống toa xe khách.

Cường độ phát thải khí nhà kính

Là chỉ tiêu biểu thị quan hệ so sánh giữa tổng lượng khí nhà kính phát thải trong kỳ so với GDP. Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đơn vị GDP thì nền kinh tế thải ra môi trường một lượng khí nhà kính là bao nhiêu.

Năng lượng sơ cấp

Là năng lượng được khai thác hoặc thu được trực tiếp từ thiên nhiên, chưa qua quá trình chuyển đổi bao gồm nhiên liệu hóa thạch (như than đá, đá phiến dầu, than bùn và các sản phẩm than bùn, dầu thô và khí tự nhiên), nhiên liệu sinh học, rác thải, năng lượng hạt nhân, thủy điện, địa nhiệt, năng lượng mặt trời, năng lượng gió và nhiệt từ các máy bơm nhiệt thu được từ môi trường xung quanh.

Cơ sở sản xuất chăn nuôi

Là nơi diễn ra các hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm có địa điểm cố định; được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định (đối với trường hợp phải đăng ký theo quy định).

Nhãn xanh (trong du lịch)

Là nhãn hiệu được cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cơ sở kinh doanh du lịch, điểm du lịch, khu du lịch khi thỏa mãn các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Hệ sinh thái bị suy thoái

Là hiện trạng hệ sinh thái bị tác động lớn từ yếu tố khách quan và chủ quan khiến các hệ sinh thái ngày càng thu hẹp, tính đa dạng sinh học nghèo nàn, có thể dẫn đến tiệt chủng các loại thực vật, động vật nằm trong danh mục cần ưu tiên bảo vệ.

Hệ sinh thái được phục hồi

Là hiện trạng hệ sinh thái bị suy thoái đã được phục hồi, tái tạo trở thành nơi  sự sống tương đương với thời gian trước suy thoái.

Hệ sinh thái biển

Là tổ hợp các quần xã sinh vật biển, môi trường biển, các sinh vật biển chúng tương tác với môi trường biển tạo để tạo nên chu trình vật chất (chu trình sinh, địa, hóa và sự chuyển hóa của năng lượng ở biển), bao gồm: Các hệ sinh thái gần bờ (như ruộng muối, bãi bồi, đồng cỏ biển, rừng ngập mặn, hệ thống bãi triều đá và các rạn san hô ngầm...), các hệ sinh thái xa bờ (bao gồm các hệ sinh thái ngoài khơi, đại dương, nước biển bề mặt, biển sâu, miệng phun thủy nhiệt đại dương  đáy biển...). Các hệ sinh thái biển được đặc trưng bởi quần xã sinh vật liên kết với chúng và môi trường vật chất của chúng.

Đất ngập nước ngọt

Là những vùng đất ngập nước nằm trong lục địa hoặc nằm gần ven biển bao gồm: Sông, suối có nước thường xuyên, Sông, suối có nước theo mùa; Hồ tự nhiên; Vùng đất than bùn có rừng, cây bụi hoặc không có thực vật che phủ; Vùng ngập nước có cây bụi chiếm ưu thế và ngập nước theo mùa; Vùng ngập nước có cây gỗ chiếm ưu thế và ngập nước theo mùa; Suối, điểm nước nóng, nước khoáng; Hệ thống thủy văn ngầm các-xtơ và hang, động nội địa.

Đất ngập nước nội địa

Là những vùng đất ngập nước nằm trong lục địa hoặc nằm gần ven biển bao gồm: Sông, suối có nước thường xuyên, Sông, suối có nước theo mùa; Hồ tự nhiên; Vùng đất than bùn có rừng, cây bụi hoặc không có thực vật che phủ; Vùng ngập nước có cây bụi chiếm ưu thế và ngập nước theo mùa; Vùng ngập nước có cây gỗ chiếm ưu thế và ngập nước theo mùa; Suối, điểm nước nóng, nước khoáng; Hệ thống thủy văn ngầm các-xtơ và hang, động nội địa.

Đất ngập nước mặn - lợ

Là những vùng đất ngập nước mặn, lợ ở ven biển, những đảo nhỏ và những vùng ven đảo lớn, chịu ảnh hưởng bởi thủy triều ven biển, bao gồm: Vùng biển nông ven bờ, bao gồm cả vũng, vịnh có độ sâu không quá 6m khi ngấn nước thủy triều thấp nhất; Thảm cỏ biển; Rạn san hô; Các vùng bờ biển có vách đá, kể cả vùng có vách đá ngoài khơi; Bãi vùng gian triều, bao gồm cả bãi bùn sét, cát, sỏi, cuội, cồn cát; Vùng nước cửa sông; Rừng ngập mặn; Đầm, phá ven biển.


Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.228.32
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!