Yêu cầu chung đối với toàn bộ máy cấy lúa phải tuân thủ những gì? Việc ghi nhãn trên máy cấy lúa cần đảm bảo có những thông tin tối thiểu gì?
Máy cấy lúa (Hình từ Internet)
Yêu cầu chung đối với toàn bộ máy cấy lúa phải tuân thủ những gì?
Theo Mục 4.2 TCVN 12712:2019 về Máy cấy lúa - Yêu cầu kĩ thuật quy định về Yêu cầu đối với toàn bộ máy cấy lúa như sau:
"4.2 Yêu cầu đối với toàn bộ máy
- Bề mặt kim loại phải được xử lý chống gỉ phù hợp (ví dụ như sơn phủ một lớp chống gỉ).
- Các bộ phận bị ăn mòn hóa học khi tiếp xúc với bùn đất và nước (ví dụ như khay chứa mạ, phao) phải được làm bằng vật liệu chống ăn mòn (ví dụ như nhựa kỹ thuật).
- Vòng bi lắp trên máy cấy phải sử dụng loại vòng bi chịu nước.
- Phải có cơ cấu an toàn để ngắt truyền động cho tay cấy khi tay cấy vướng phải chướng ngại vật.
- Các phần nối của hệ thống thủy lực, động cơ và hộp số, thùng dầu và ống dầu không được rò rỉ.
- Khoảng cách khóm, số cây mạ trên một khóm, số hàng cấy và độ sâu cấy phải điều chỉnh được để máy cấy có khả năng làm việc phù hợp với loại cây mạ, giống lúa, tình trạng mặt ruộng.
- Đối với máy cấy có truyền động cơ khí, chỉ khởi động được động cơ khi ly hợp chính ngắt liên kết giữa động cơ với bộ phận làm việc. Đối với máy cấy có hệ thống truyền động thủy lực, chỉ khởi động được động cơ khi phanh.
- Máy cấy phải không được có các cạnh, góc sắc và bề mặt có thể làm tổn thương người lái."
Các bộ phận chính của máy cấy lúa gồm các bộ phận nào và có yêu cầu đối với từng bộ phận ra sao?
Về yêu cầu đối với các bộ phận chính được quy định tại Mục 4.3 TCVN 12712:2019 về Máy cấy lúa - Yêu cầu kĩ thuật quy định, cụ thể như sau:
"4.3 Yêu cầu đối với các bộ phận chính
4.3.1 Hệ thống điều khiển, điều chỉnh
- Các cần điều khiển (ví dụ như cần điều khiển nâng hạ phao) phải thao tác nhẹ nhàng, không bị kẹt và phải ở vị trí thuận tiện cho người vận hành thao tác.
- Các tay cầm cần điều khiển phải được phủ bằng vật liệu không trơn trượt (ví dụ như cao su).
- Các bộ phận điều chỉnh phải linh hoạt, tin cậy, đảm bảo phạm vi giới hạn điều chỉnh.
4.3.2 Bộ phận truyền chuyển động
- Những bộ phận chuyển động phải làm việc ổn định, tin cậy, không có hiện tượng bất thường như kêu, va và rung động.
- Phải có che chắn các bộ phận truyền chuyển động.
4.3.3 Hệ thống thủy lực
- Ống dẫn dầu không được xoắn, bẹp hoặc hư hỏng.
- Đối với máy cấy có hệ thống truyền động thủy lực, phải có thiết bị khóa cơ cấu thủy lực để đảm bảo an toàn.
4.3.4 Hệ thống điện
- Hệ thống điện không được để xảy ra ngắn mạch hoặc đứt mạch. Các mối nối chắc chắn, khi máy cấy làm việc không xảy ra hiện tượng nới lỏng, tuột.
- Nút ấn hoặc công tắc đóng hoặc ngắt phải thao tác thuận tiện, không được tự động ngắt khi máy cấy làm việc.
- Dây điện phải được bó gọn, cố định, các đầu nối chắc chắn và có bao cách điện. Nếu dây điện luồn qua lỗ thì phải có ống chống mài mòn.
- Cực dương và cực âm của ắc quy phải được che đậy để ngăn ngừa sự cố ngắn mạch.
4.3.5 Bộ phận di chuyển
- Bánh xe, phao phải có kết cấu, vật liệu, kích thước đảm bảo máy cấy di chuyển được trên ruộng trong quá trình cấy.
4.3.6 Bộ phận cấy
- Chuyển động của tay cấy phải nhẹ nhàng, không bị tắc kẹt.
- Tay cấy phải hướng đúng với cửa ra mạ trên khung chứa mạ.
- Mũi cấy phải lấy được cây mạ, không làm cây mạ bị dập nát.
- Tay cấy phải kín, tránh chảy dầu, lọt bùn đất và nước.
- Khi mũi cấy cắt đất chứa mạ cắm xuống đất thì mũi đẩy mạ sẽ hoạt động. Khi mũi đẩy mạ ra hết hành trình thì khoảng cách giữa mũi đẩy mạ với mũi cấy không quá 2 mm.
- Tay cấy và mũi cấy không được lỏng lẻo (không lắc được sang hai bên), không được quay ngược chiều.
4.3.7 Khay chứa mạ
- Khay chứa mạ phải đảm bảo cho thảm mạ di chuyển dễ dàng xuống phía dưới, đồng thời cũng không được dịch chuyển quá cữ sang 2 bên."
Theo đó, các bộ phận chính của máy cấy lúa bao gồm hệ thống điều khiển, điều chỉnh, bộ phận truyền chuyển động, hệ thống thủy lực, hệ thống điện, bộ phận di chuyển, bộ phận cấy và khay chứa mạ.
Cần đảm bảo các yêu cầu đối với các bộ phận chính của máy cấy lúa phải đúng với TCVN 12712:2019.
Việc ghi nhãn trên máy cấy lúa phải đảm bảo có những thông tin tối thiểu gì?
Theo Mục 6 TCVN 12712:2019 về Máy cấy lúa - Yêu cầu kĩ thuật quy định về việc ghi nhãn trên máy cấy lúa như sau:
"6 Ghi nhãn
Trên mỗi máy cấy phải được gắn nhãn rõ ràng, dễ đọc bằng tiếng Việt và không thể tẩy xóa được, với những thông tin tối thiểu sau đây:
- Tên máy;
- Tên và địa chỉ đầy đủ của nhà chế tạo hoặc tên và địa chỉ đầy đủ của nhà nhập khẩu nếu nhập khẩu;
- Xuất xứ máy;
- Kiểu;
- Số loạt sản xuất;
- Khối lượng máy, kg;
- Năng suất máy, ha/h;
- Công suất động cơ, kW;
- Năm sản xuất;
- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
Như vậy, việc ghi nhãn trên mỗi máy cấy lúa phải được gắn nhãn rõ ràng, dễ đọc bằng tiếng Việt và không thể tẩy xóa được, với những thông tin tối thiểu như tên máy, tên và địa chỉ đầy đủ của nhà chế tạo hoặc tên và địa chỉ đầy đủ của nhà nhập khẩu nếu nhập khẩu, xuất xứ máy,...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?