Xếp lương trong thời gian tập sự và chế độ nâng bậc lương đối với công chức cấp xã được quy định như thế nào?
Số lượng các bộ, công chức cấp xã được bố trí trong mỗi đơn vị là bao nhiêu người?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 92/2009/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 4. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã
1. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Cụ thể như sau:
a) Loại 1: tối đa 23 người;
b) Loại 2: tối đa 21 người;
c) Loại 3: tối đa 19 người.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định bố trí số lượng cán bộ, công chức cấp xã bằng hoặc thấp hơn quy định tại khoản 1 Điều này, bảo đảm đúng với chức danh quy định tại Điều 3 Nghị định này và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đối với các xã, thị trấn bố trí Trưởng Công an xã là công an chính quy thì số lượng cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều này giảm 01 người.
3. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã. Riêng trường hợp luân chuyển về đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì thực hiện theo Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân.”
Như vậy tùy theo loại đơn vị hành chính cấp xã mà sẽ có số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí như quy định này.
Công chức cấp xã
Xếp lương trong thời gian tập sự đối với công chức cấp xã được quy định như thế nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 5. Xếp lương
[...] 2. Đối với công chức cấp xã:
[...] c) Thời gian tập sự của công chức cấp xã được quy định như sau: 12 tháng đối với công chức được xếp lương ngạch chuyên viên và tương đương; 06 tháng đối với công chức được xếp lương ngạch cán sự và tương đương; 03 tháng đối với công chức được xếp lương ngạch nhân viên và tương đương. Trong thời gian tập sự được hưởng 85% bậc lương khởi điểm theo trình độ đào tạo chuyên môn được tuyển dụng. Trường hợp có học vị thạc sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% lương bậc 2 của ngạch chuyên viên và tương đương; công chức cấp xã ở vùng cao, biên giới, hải đảo thời gian tập sự được hưởng 100% bậc lương khởi điểm theo trình độ đào tạo. Thời gian tập sự không được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương theo niên hạn. [...]"
Theo nội dung anh trình bày, anh thuộc công chức loại B, tức tương đương ngạch cán sự (theo phân loại tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP), do đó thời gian tập sự của anh chỉ là 06 tháng.
Nên việc cơ quan anh kéo dài thời gian tập sự của anh đến nay là không đúng quy định pháp luật.
Chế độ nâng bậc lương đối với công chức xã được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 6. Nâng bậc lương
1. Cán bộ cấp xã quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định này có thời gian hưởng lương bậc 1 là 05 năm (đủ 60 tháng), hoàn thành nhiệm vụ, không bị kỷ luật thì được xếp lương lên bậc 2.
2. Cán bộ cấp xã quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định này và công chức cấp xã quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định này thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.
3. Cán bộ, công chức cấp xã không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng; nếu bị cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực."
Và căn cứ theo điểm b2 khoản 1 Điều 7 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 7. Chế độ nâng bậc lương
1. Thực hiện nâng bậc lương thường xuyên trên cơ sở kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh.
Thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh để xem xét nâng bậc lương thường xuyên quy định như sau:
[...] b2) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch loại B, loại C của bảng 2, bảng 3 và nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4: Sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch được xét nâng lên một bậc lương. [...]"
Như vậy, việc đơn vị không nâng bậc lương cho anh trong 5 năm công tác là trái quy định pháp luật.
Chính vì vậy anh căn cứ quy định trên để làm đơn khiếu nại lên cơ quan đang công tác, đề nghị giải quyết đúng chế độ, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho anh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai có thẩm quyền phân cấp chấp thuận người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam?
- Có mấy hình thức thanh tra? Thanh tra đột xuất có phải công bố quyết định thanh tra hay không?
- Đã có kế hoạch sơ kết 1 năm thực hiện Trường học hạnh phúc trong các cơ sở giáo dục TP HCM 2024?
- Bài tuyên truyền về Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024? Bài tuyên truyền kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11?
- Mẫu cờ thi đua của Bộ Quốc phòng từ ngày 26/10/2024 theo Quyết định 5021/2024 như thế nào?