Áp dụng hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đi du lịch nước ngoài nhưng không được cho phép theo hình thức nào?
Cán bộ, công chức đi du lịch nước ngoài có cần phải xin phép không?
Theo Điều 13 Luật Cán bộ, công chức 2008 về quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi:
"Điều 13. Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi
Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ."
Tải trọn bộ các văn bản về kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đi du lịch nước ngoài: Tải về
Áp dụng hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đi du lịch nước ngoài nhưng không được cho phép theo hình thức nào? (Hình từ Internet)
Viên chức đi du lịch nước ngoài có cần phải xin phép không?
Theo khoản 1, khoản 4 Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định về quyền của viên chức về nghỉ ngơi như sau:
"Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập."
Như vậy việc xin phép nghỉ ngơi (nghỉ không hưởng lương) nói chung và đi du lịch nước ngoài đối với cán bộ, công chức, viên chức phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan.
Mặc dù nội dung này các Luật nêu trên không đề cập rõ, nhưng tại các văn bản địa phương đều ghi nhận cán bộ, công chức, viên chức đi du lịch nước ngoài phải xin phép người đứng đầu cơ quan.
Sau đây, TVPL xin dẫn một số ví dụ cụ thể như sau:
Tại Điều 6 Quy định về việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Tiền Giang ban hành kèm theo Quyết định 01/2022/QĐ-UBND như sau:
"Điều 6. Đi nước ngoài về việc riêng
CBCCVC quy định tại khoản 2, Điều 1, Quy định này, hồ sơ gồm:
1. Văn bản của thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ quản về việc CBCCVC đi nước ngoài về việc riêng theo đơn đề nghị của CBCCVC gửi đến Sở Ngoại vụ.
2. Văn bản chấp thuận của Trung ương, cơ quan Đảng có thẩm quyền được quy định tại Điều 5, Quy định này (đối với đảng viên).
3. Chương trình hoặc lịch trình chuyến đi, thư mời (nếu có).
4. Đơn xin nghỉ phép có xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp."
Đồng thời tại khoản 3 Điều 2 Quy chế quản lý việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đồng Nai ban hành kèm theo Quyết định 50/2021/QĐ-UBND như sau:
"Điều 2. Nguyên tắc quản lý đoàn ra
1. Đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý việc đi nước ngoài.
2. Đảm bảo triển khai hiệu quả và thực hiện đúng chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm và chương trình đối ngoại phát sinh của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Cán bộ, công chức, viên chức khi đi nước ngoài với bất kỳ hình thức nào phải báo cáo, xin phép và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan chủ quản và cơ quan có thẩm quyền.
4. Nâng cao trách nhiệm và vai trò chủ động của các ngành, các cấp; phân công, phân nhiệm rõ ràng; có sự kiểm tra, giám sát trong việc tổ chức, quản lý việc đi nước ngoài.
5. Cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh thuộc ngành dọc quản lý ngoài việc thực hiện các quy định về phân cấp và thẩm quyền quản lý việc đi nước ngoài của ngành, phải đảm bảo thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo Quy định này."
Như vậy các Quyết định trên đều áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức theo đó đối với việc xuất cảnh ra nước ngoài (lý do việc riêng) thì cán bộ, công chức, viên chức phải xin phép cơ quan chủ quản, cấp có thẩm quyền; không phân biệt đang trong thời gian nghỉ lễ.
Việc cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ bao nhiêu ngày còn phụ thuộc vào sự đồng ý của cơ quan chủ quản.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức tự ý đi nước ngoài mà không xin phép, cơ quan chủ quản có quyền xử lý kỷ luật đối với hành vi này.
Anh có thể kiểm tra lại văn bản địa phương mình, xem có quy định cụ thể về vấn đề này hay không.
Áp dụng hình thức kỉ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đi du lịch nước ngoài nhưng không được cho phép theo hình thức nào?
Theo Điều 7, Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức và viên chức như sau:
"Điều 7. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
1. Áp dụng đối với cán bộ
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Bãi nhiệm.
2. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Hạ bậc lương.
d) Buộc thôi việc.
3. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Giáng chức.
d) Cách chức.
đ) Buộc thôi việc.
Điều 15. Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
1. Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Buộc thôi việc.
2. Áp dụng đối với viên chức quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Buộc thôi việc.
Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan."
Đồng thời, từ Điều 8 đến Điều 14 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về việc áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức.
Và từ Điều 16 đến Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định về áp dụng các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc đối với viên chức, viên chức quản lý.
Như vậy, còn tùy vào hành vi vi phạm của anh ở mức độ như thế nào thì đơn vị sẽ đưa ra hình thức kỷ luật phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?