Xe phục vụ Lễ Quốc tang được quy định như thế nào? Công tác bảo đảm kỹ thuật đối với xe phục vụ Lễ Quốc tang được thực hiện ra sao?
Xe phục vụ Lễ Quốc tang được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư 166/2018/TT-BQP quy định về xe phục vụ Lễ Quốc tang như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...:
1. Bảo đảm xe phục vụ lễ tang, gồm: Bảo đảm trang bị; bảo đảm kỹ thuật; bảo đảm vật tư, ngân sách; bảo đảm xăng dầu; bảo đảm lực lượng, thiết bị.
2. Đơn vị Nghi lễ: Là đơn vị thực hiện nhiệm vụ nghi lễ; trong đó có Lễ Quốc tang và Lễ tang cấp Nhà nước.
3. Xe phục vụ lễ tang gồm: Xe chở linh cữu (sau đây thống nhất gọi là linh xa) và các xe ô tô quân sự trực tiếp làm nhiệm vụ phục vụ lễ tang.
Điều 4. Bảo đảm trang bị
1. Số lượng, chủng loại xe
a) Xe phục vụ Lễ Quốc tang (tính cho một đơn vị nghi lễ gồm 15 xe ô tô và 01 linh xa A) gồm:
- Xe chỉ huy: 03 xe (01 xe chở Quốc kỳ, ảnh, gối huân huy chương; 01 xe chở Quân kỳ; 01 xe chỉ huy).
- Xe vận tải: 06 xe (chở đội hình danh dự).
- Xe vận tải 3 cầu: 03 xe (01 xe kéo linh xa, 01 xe chở hoa, 01 xe dự phòng).
- Xe thông tin: 02 xe.
- Xe cứu thương: 01 xe.
- Linh xa A: 01 xe (phía cuối linh xa là khẩu lựu pháo 122mm).
b) Xe phục vụ Lễ tang cấp Nhà nước (tính cho một đơn vị nghi lễ gồm 11 xe ô tô và 01 linh xa B) gồm:
- Xe chỉ huy: 02 xe (01 xe chở Quân kỳ, ảnh, gối huân huy chương; 01 xe chỉ huy).
- Xe vận tải: 03 xe (chở đội hình danh dự).
- Xe vận tải 3 cầu: 03 xe (01 xe kéo linh xa, 01 xe chở hoa, 01 xe dự phòng).
- Xe thông tin: 02 xe.
- Xe cứu thương: 01 xe.
- Linh xa B: 01 xe (phía cuối linh xa có bệ với hàng chữ “Tổ quốc ghi công”).
c) Ngoài các quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều này, số lượng, chủng loại xe phục vụ và xe dự phòng do Thủ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định theo yêu cầu nhiệm vụ.
2. Chất lượng, đồng bộ xe: Xe luôn có tình trạng kỹ thuật tốt, đồng bộ, hình thức đẹp, trang trọng, phù hợp với nhiệm vụ phục vụ lễ tang, truyền thống dân tộc và thuận lợi cho công tác bảo đảm kỹ thuật.
3. Niên hạn sử dụng xe
a) Xe ô tô phục vụ lễ tang sử dụng không quá 15 năm (kể từ ngày xuất xưởng).
b) Linh xa sử dụng không quá 10 năm phải được sửa chữa, đồng bộ một lần.
Như vậy, xe phục vụ Lễ quốc tang gồm có xe chở linh cữu (sau đây thống nhất gọi là linh xa) và các xe ô tô quân sự trực tiếp làm nhiệm vụ phục vụ lễ tang.
+ Xe phục vụ Lễ Quốc tang (tính cho một đơn vị nghi lễ gồm 15 xe ô tô và 01 linh xa A) gồm:
- Xe chỉ huy: 03 xe (01 xe chở Quốc kỳ, ảnh, gối huân huy chương; 01 xe chở Quân kỳ; 01 xe chỉ huy).
- Xe vận tải: 06 xe (chở đội hình danh dự).
- Xe vận tải 3 cầu: 03 xe (01 xe kéo linh xa, 01 xe chở hoa, 01 xe dự phòng).
- Xe thông tin: 02 xe.
- Xe cứu thương: 01 xe.
- Linh xa A: 01 xe (phía cuối linh xa là khẩu lựu pháo 122mm).
+ Chất lượng, đồng bộ xe: Xe luôn có tình trạng kỹ thuật tốt, đồng bộ, hình thức đẹp, trang trọng, phù hợp với nhiệm vụ phục vụ lễ tang, truyền thống dân tộc và thuận lợi cho công tác bảo đảm kỹ thuật.
+ Niên hạn sử dụng xe
a) Xe ô tô phục vụ lễ tang sử dụng không quá 15 năm (kể từ ngày xuất xưởng).
b) Linh xa sử dụng không quá 10 năm phải được sửa chữa, đồng bộ một lần.
Xe phục vụ Lễ Quốc tang được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Công tác bảo đảm kỹ thuật đối với xe phục vụ Lễ Quốc tang được thực hiện ra sao?
Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 166/2018/TT-BQP quy định về bảo đảm kỹ thuật đối với xe phục vụ Lễ Quốc tang như sau:
Bảo đảm kỹ thuật
Công tác bảo đảm kỹ thuật cho các xe phục vụ lễ tang do đơn vị làm nhiệm vụ nghi lễ trực tiếp chủ trì thực hiện.
1. Chế độ nổ máy, chạy thử xe
a) Hằng tuần (vào ngày kỹ thuật): Thực hiện đầy đủ các nội dung bảo quản, kiểm tra tình trạng kỹ thuật; mỗi xe nổ máy tại chỗ 15 phút, chạy thử trong đơn vị từ 01 km đến 02 km.
b) Hằng tháng (vào ngày kỹ thuật của tuần cuối tháng): Thực hiện đầy đủ các nội dung bảo quản, kiểm tra tình trạng kỹ thuật; mỗi xe nổ máy tại chỗ 15 phút, chạy thử ngoài đơn vị, quãng đường cả đi và về từ 15 km đến 20 km.
c) Hằng quý (vào ngày kỹ thuật tuần cuối của tháng cuối quý): Thực hiện đầy đủ các nội dung bảo quản, kiểm tra tình trạng kỹ thuật; mỗi xe nổ máy 15 phút, chạy thử ngoài đơn vị, quãng đường cả đi và về từ 25 km đến 30 km.
d) Quá trình nổ máy, kiểm tra và chạy thử: Nếu phát hiện hư hỏng phải khắc phục ngay; khi chạy thử xe ngoài đơn vị, nếu đi theo đoàn phải có người chỉ huy và lực lượng bảo đảm kỹ thuật, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người, trang bị.
2. Chế độ bảo dưỡng, sửa chữa
a) Bảo dưỡng thường xuyên và bảo dưỡng định kỳ: Thực hiện đầy đủ các nội dung theo đúng chế độ, quy định; quá trình bảo dưỡng phải bổ sung hoặc thay mới đủ số lượng, đúng chủng loại các loại dầu, mỡ bôi trơn, dầu phanh, dầu trợ lực lái theo hướng dẫn của nhà sản xuất; định kỳ 03 năm một lần thay mới toàn bộ dầu, mỡ bôi trơn, dầu phanh, dầu trợ lực lái (trừ các cụm có chỉ dẫn riêng của nhà sản xuất).
b) Sửa chữa nhỏ do đơn vị Nghi lễ thực hiện; sửa chữa vừa, sửa chữa lớn thực hiện theo phân cấp sửa chữa của ngành Xe-Máy.
3. Chế độ kiểm tra
a) Kiểm tra định kỳ
- Hằng tuần: Trưởng ban (hoặc trợ lý) Xe-Máy đơn vị Nghi lễ tổ chức nổ máy kiểm tra tại chỗ và chạy thử xe trong đơn vị.
- Hằng tháng: Chỉ huy cơ quan kỹ thuật đơn vị Nghi lễ tổ chức nổ máy kiểm tra tại chỗ và chạy thử ngoài đơn vị.
- Hằng quý: Chỉ huy đơn vị Nghi lễ tổ chức nổ máy kiểm tra tại chỗ và chạy thử ngoài đơn vị.
b) Kiểm tra đột xuất
- Thực hiện theo yêu cầu của chỉ huy đơn vị Nghi lễ hoặc của cấp trên.
- Nội dung kiểm tra được tiến hành theo yêu cầu của trưởng đoàn kiểm tra.
c) Sau kiểm tra
Đánh giá nhận xét ưu điểm, khuyết điểm, chỉ đạo đơn vị khắc phục hạn chế, khuyết điểm (nếu có).
Như vậy, xe phục vụ Lễ Quốc tang được bảo đảm kỹ thuật như sau:
+ Nổ máy, chạy thử xe hằng tuần, hằng tháng, hằng quý. Quá trình nổ máy, kiểm tra và chạy thử: Nếu phát hiện hư hỏng phải khắc phục ngay; khi chạy thử xe ngoài đơn vị, nếu đi theo đoàn phải có người chỉ huy và lực lượng bảo đảm kỹ thuật, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người, trang bị.
+ Bảo dưỡng thường xuyên và bảo dưỡng định kỳ.
+ Kiểm tra định kỳ hằng tuần, hằng tháng, hằng quý. Kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của chỉ huy đơn vị Nghi lễ hoặc của cấp trên. Nội dung kiểm tra được tiến hành theo yêu cầu của trưởng đoàn kiểm tra. Sau kiểm tra phải đánh giá nhận xét ưu điểm, khuyết điểm, chỉ đạo đơn vị khắc phục hạn chế, khuyết điểm (nếu có).
Cán bộ, lái xe, thợ sửa chữa trong đội hình xe phải đảm các yêu cầu gì?
Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 166/2018/TT-BQP quy định như sau:
Bảo đảm lực lượng, thiết bị
1. Cán bộ, lái xe, thợ sửa chữa trong đội hình xe phục vụ lễ tang được biên chế đủ quân số, có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao, sức khỏe và trình độ chuyên môn kỹ thuật đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.
2. Các thiết bị, dụng cụ chuyên ngành trang bị cho đơn vị Nghi lễ phải đủ khả năng bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ số xe phục vụ lễ tang.
Như vậy, cán bộ, lái xe, thợ sửa chữa trong đội hình xe phục vụ lễ tang được biên chế đủ quân số, có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao, sức khỏe và trình độ chuyên môn kỹ thuật đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?