Việc tinh giản biên chế cần bảo đảm mục tiêu giảm bao nhiêu phần trăm số lượng cán bộ, công chức, viên chức theo Hướng dẫn 01?
- Việc tinh giản biên chế cần bảo đảm mục tiêu giảm bao nhiêu phần trăm số lượng cán bộ, công chức, viên chức theo Hướng dẫn 01?
- Tiêu chí đánh giá cán bộ công chức viên chức để xét nghỉ thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi thế nào?
- Thời gian bắt đầu và kết thúc việc thực hiện đánh giá, đề xuất danh sách nghỉ tinh giản biên chế theo Nghị định 178 là khi nào?
Việc tinh giản biên chế cần bảo đảm mục tiêu giảm bao nhiêu phần trăm số lượng cán bộ, công chức, viên chức theo Hướng dẫn 01?
Theo quy định tại tiểu mục 2 Mục II Hướng dẫn 01/HD-UBND năm 2025 quy định nguyên tắc đánh giá đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức và giải quyết chính sách, chế độ như sau:
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG VÀ NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ
1. Đối tượng áp dụng
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khối chính quyền Thành phố.
2. Nguyên tắc
a) Tuân thủ các quy định tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP , Nghị định số 67/2025/NĐ-CP và Hướng dẫn này.
b) Gắn việc đánh giá với tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.
c) Việc đánh giá được thực hiện theo các tiêu chí của từng nhóm vị trí việc làm (vị trí lãnh đạo quản lý, vị trí chuyên môn nghiệp vụ, vị trí chuyên môn dùng chung, vị trí hỗ trợ phục vụ) phù hợp với đặc điểm tình hình và thực tiễn của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Mỗi nhóm vị trí việc làm có các tiêu chí đánh giá, trọng số điểm khác nhau tùy vào tính chất công việc, vị trí chức vụ.
d) Kết quả đánh giá tính theo thang điểm 100 điểm dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ trong 3 năm gần nhất. Tổng số điểm đối với từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp. Điểm này làm cơ sở tham khảo khi cần thiết lựa chọn có số dư để xác định người nghỉ việc.
đ) Xem xét, đánh giá ngay sau khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất:
- Việc giải quyết cho nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc đối với các trường hợp có đơn tự nguyện phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đồng ý theo quy định. Nếu không đồng ý thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Không xem xét, giải quyết đối với các trường hợp có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc nhưng được đánh giá có phẩm chất, năng lực nổi trội, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, có thành tích tiêu biểu, mang lại lợi ích cho cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đã có văn bản không đồng ý cho nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có đơn tự nguyện xin nghỉ, nhưng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vẫn có nguyện vọng xin nghỉ thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết cho nghỉ thôi việc ngay và không được hưởng chế độ theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP .
e) Trên cơ sở số lượng người có đơn tự nguyện xin nghỉ được cấp có thẩm quyền đồng ý, từ kết quả đánh giá, cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp tục xác định số lượng người cần xem xét tinh giản để đáp ứng tiêu chí giảm 25% số lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của Trung ương, đảm bảo nguyên tắc tinh giản những người có kết quả đánh giá thấp nhất từ dưới lên.
g) Ngoài chỉ tiêu giảm 25% cán bộ, công chức, viên chức, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể căn cứ kết quả đánh giá tiếp tục sàng lọc để nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
h) Đối với cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo; bằng cấp chuyên môn không đúng với yêu cầu vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, đánh giá để giải quyết chế độ chính sách theo quy định.
Theo đó, việc tinh giản biên chế cần bảo đảm mục tiêu giảm 25% số lượng cán bộ công chức viên chức và người lao động theo quy định của Trung ương.
Lưu ý: Ngoài chỉ tiêu giảm 25% cán bộ, công chức, viên chức, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể căn cứ kết quả đánh giá tiếp tục sàng lọc để nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Việc tinh giản biên chế cần bảo đảm mục tiêu giảm bao nhiêu phần trăm số lượng cán bộ, công chức, viên chức theo Hướng dẫn 01? (Hình từ Internet)
Tiêu chí đánh giá cán bộ công chức viên chức để xét nghỉ thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi thế nào?
Theo Điều 6 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP quy định tiêu chí đánh giá cán bộ công chức viên chức và người lao động để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức và giải quyết chính sách, chế độ như sau:
Tập thể cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phai thực hiện rà soát, đánh giá đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ trong 03 năm gần nhất theo các tiêu chí sau:
- Tiêu chí đánh giá về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Tiêu chí đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng đáp ứng yêu cầu về tiến độ, thời gian, chất lượng thực thi nhiệm vụ, công vụ thường xuyên và đột xuất.
- Tiêu chí đánh giá về kết quả, sản phẩm công việc gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã đạt được.
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức được đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội thì phải đáp ứng 3 tiêu chí tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, đồng thời phải bảo đảm tiêu chí đánh giá về đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung và có thành tích tiêu biểu, nổi trội, mang lại lợi ích cho cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Thời gian bắt đầu và kết thúc việc thực hiện đánh giá, đề xuất danh sách nghỉ tinh giản biên chế theo Nghị định 178 là khi nào?
Tại tiết 2.2 tiểu mục 2 Mục IV Hướng dẫn 01/HD-UBND năm 2025 quy định như sau:
IV. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN
...
2.2. Thời gian thực hiện đánh giá và đề xuất danh sách nghỉ tinh giản biên chế theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP
a) Từ ngày 01/03/2025 đến ngày 31/12/2025:
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện rà soát và đề xuất danh sách nghỉ chế độ theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP. Giai đoạn này, tập trung động viên, khuyến khích và ưu tiên xem xét giải quyết những trường hợp tự nguyện tinh giản sau sắp xếp.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị có văn bản báo cáo UBND Thành phố (qua Sở Nội vụ) trước ngày 25 hàng tháng để tổng hợp, trình UBND Thành phố xem xét, quyết định.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì hời gian bắt đầu và kết thúc việc thực hiện đánh giá, đề xuất danh sách nghỉ tinh giản biên chế theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP là từ ngày 01/03/2025 đến ngày 31/12/2025.
Lưu ý: Các nội dung quy định tại Hướng dẫn 01/HD-UBND năm 2025 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đối tượng điều chỉnh của Nghị định 178/2024/NĐ-CP và Nghị định 67/2025/NĐ-CP thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khối chính quyền Thành phố Hà Nội.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách máy bay tham gia diễu binh diễu hành tại TPHCM lễ 30 4 kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam?
- Triển lãm từ chiến thắng Bạch Đằng đến đại thắng 30 4 1975 ở đâu? Triển lãm có bao nhiêu mô hình?
- 4 Hướng diễu binh diễu hành ngày 30 tháng 4 gồm các khối nào? Đơn vị tổ chức diễu binh diễu hành trong Lễ kỷ niệm?
- Danh sách 48 khối diễu binh diễu hành 30 4 kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước?
- Sơ duyệt diễu binh duyệt binh 25 4 lúc mấy giờ? Lịch trình sơ duyệt diễu binh, duyệt binh 25 4 2025 ra sao?