Lễ Quốc tang: Có được đăng bài giới thiệu về người từ trần khi chưa có thông báo chính thức của BTC Lễ tang?
Có được đăng bài giới thiệu về người từ trần khi chưa có thông báo chính thức của BTC Lễ tang?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về việc đưa tin, đăng tin trên các phương tiện thông tin về Lễ Quốc tang như sau:
Đưa tin, đăng tin trên các phương tiện thông tin về Lễ Quốc tang
1. Đưa tin buồn
Khi chưa có thông báo chính thức của Ban Tổ chức Lễ tang, các phương tiện thông tin đại chúng chỉ được đưa tin vắn về việc từ trần. Sau khi thành lập Ban Tổ chức Lễ tang và việc tổ chức Lễ tang được chính thức công bố, các phương tiện thông tin đại chúng mới được đưa tin buồn, đăng bài viết giới thiệu về người từ trần.
2. Đăng tin trên các phương tiện thông tin
a) Báo Nhân dân và các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương đưa tin về Lễ Quốc tang, gồm: Thông cáo, danh sách Ban Lễ tang Nhà nước, Ban Tổ chức Lễ tang; tiểu sử, ảnh người từ trần; nghi thức cả nước để tang; thông báo về Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng, lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước;
b) Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương quay phim tư liệu Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng. Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam tường thuật và truyền hình trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng.
Theo đó, khi chưa có thông báo chính thức của Ban Tổ chức Lễ tang, các phương tiện thông tin đại chúng chỉ được đưa tin vắn về việc từ trần.
Như vậy, chỉ sau khi thành lập Ban Tổ chức Lễ tang và việc tổ chức Lễ tang được chính thức công bố, các phương tiện thông tin đại chúng mới được đưa tin buồn, đăng bài viết giới thiệu về người từ trần.
Lễ Quốc tang: Có được đăng bài giới thiệu về người từ trần khi chưa có thông báo chính thức của BTC Lễ tang? (hình từ Internet)
Các cơ quan nào chịu trách nhiệm thông báo về Lễ Quốc tang theo quy định mới nhất?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về các cơ quan sau đây cùng đứng tên ra thông cáo về Lễ Quốc tang:
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Mức chi tối đa của nhà nước cho một Lễ Quốc tang là bao nhiêu? Ai được tổ chức Lễ Quốc tang?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 74/2013/TT-BTC quy định các khoản chi phí và thực hiện việc cấp, quyết toán ngân sách nhà nước phụ vụ Lễ Quốc tang, Lễ tang cấp nhà nước, Lễ tang cấp cao, quy định:
Nội dung chi và mức chi đối với Lễ Quốc tang
Mức chi từ ngân sách nhà nước cho một Lễ Quốc tang tối đa là 800 triệu đồng để chi cho các nội dung sau:
1. Các khoản chi mang tính cố định: Tối đa 295 triệu đồng
a) Chi mua quan tài: Tối đa 50 triệu đồng
b) Chi làm bàn thờ tại gia đình: Tối đa 50 triệu đồng
c) Chi xây vỏ mộ (gồm xây vỏ mộ, ốp đá): Tối đa 80 triệu đồng
d) Chi làm bàn thờ, trang trí tại các nơi tổ chức lễ tang: Tối đa 80 triệu đồng
đ) Chi mua vải phủ bàn thờ, làm Quốc kỳ phủ linh cữu: Tối đa 15 triệu đồng
e) Chi mua vải liệm, đồ khâm liệm, băng tang: Tối đa 20 triệu đồng
2. Các khoản chi do Ban tổ chức xem xét quyết định: Tối đa 505 triệu đồng
a) Chi làm 06 vòng hoa tiêu biểu, 30 vòng hoa luân chuyển.
b) Chi thuê xe phục vụ tang lễ.
c) Chi thuê nhà bạt, ô che nắng, mưa.
d) Chi thuê cây cảnh, thảm trải sàn.
đ) Chi ăn, ở cho khách địa phương, họ hàng về dự tang lễ.
e) Chi quay video, chụp ảnh, truyền hình.
g) Chi phục vụ tang lễ: điện, nước, bồi dưỡng phục vụ tang lễ.
h) Chi bảo vệ mộ 10 ngày đầu.
i) Chi phí khác phát sinh (nếu có).
Như vậy, đối với một Lễ Quốc tang thì mức chi tối đa của ngân sách nhà nước là 800 triệu đồng. Trong đó,
Đồng thời, căn cứ tại Điều 5 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang như sau: các khoản chi mang tính cố định tối đa 295 triệu đồng và các khoản chi do Ban tổ chức xem xét quyết định tối đa 505 triệu đồng.
Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang:
- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
- Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngoài ra, Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Bao giờ Giỗ tổ Hùng Vương? Kế hoạch Giỗ tổ Hùng Vương năm Ất Tỵ tại Phú Thọ? Chi tiết kế hoạch phần Lễ và phần Hội?
- 05 Mẫu thư tri ân gửi đến cựu chiến binh nhân ngày Giải phóng Miền Nam 30 4? Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày 30 4?
- Văn khấn ngày giỗ thường hàng năm? Văn khấn cúng cáo trước ngày giỗ? Thắp hương ngày giỗ thường hàng năm cần lưu ý điều gì?
- Danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến gồm những tỉnh nào hiện nay sáp nhập, giữ nguyên?
- 5 Mẫu viết báo cáo kết quả của tổ em khi tham gia một dự án học tập? Yêu cầu cần đạt về viết báo cáo đối với học sinh lớp 5?